PBOC vẫn còn nhiều dư địa hạ lãi suất

PBOC vẫn còn nhiều dư địa hạ lãi suất

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

14:25 21/09/2023

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết họ có đủ dư địa chính sách để hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế, làm tăng thêm kỳ vọng rằng có thể sẽ có nhiều biện pháp nới lỏng hơn – bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất sau khi đã giữ nguyên trong tháng này.

Zou Lan, vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nói với các phóng viên tại cuộc họp giao ban ở Bắc Kinh hôm thứ Tư rằng họ có nhiều dư địa chính sách để ứng phó với các thách thức. Ông nói, ngân hàng trung ương sẽ đẩy mạnh điều chỉnh ngược chu kỳ, đồng thời nhắc lại quan điểm chính sách trước đây của PBOC.

Bình luận này được đưa ra ngay sau khi các ngân hàng Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, đi kèm với việc PBOC tạm dừng vào tuần trước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ bổ sung thêm nhiều biện pháp kích thích vì sự phục hồi của nền kinh tế vẫn còn khá yếu mặc dù đã có những dấu hiệu ổn định.

Wee Khoon Chong, chiến lược gia thị trường cấp cao tại Bank of New York Mellon ở Hồng Kông, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy cơ hội thực hiện các biện pháp kích thích và nới lỏng tiếp theo trong tháng tới. Chúng tôi không loại trừ việc cắt giảm lãi suất, nhưng để lựa chọn, chúng tôi thấy chính sách tài khóa mở rộng có tác dụng nhiều hơn việc cắt giảm lãi suất”.

Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm vào thứ Tư, với chỉ số Hang Seng, chỉ số theo dõi cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông đóng cửa giảm 0.9%. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm không đổi ở mức 2.68% và tỷ giá USDCNY ổn định ở mức 7.2992.

Các quan chức của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và Bộ Tài chính cũng tham dự cuộc họp hôm thứ Tư, cam kết cải thiện nền tài chính của chính quyền địa phương và đẩy mạnh thực hiện chính sách nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế trong năm nay.

PBOC có thể đang chờ xem tác động kinh tế của các biện pháp nới lỏng trước đó, bao gồm việc cắt giảm lãi suất điều hành trong tháng 8 và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng vào tuần trước.

Đồng nhân dân tệ chịu áp lực

Các nhà hoạch định chính sách cũng cảnh giác với việc gây áp lực giảm sâu hơn của nhân dân tệ trước quyết định lãi suất của Fed. Fed đã giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp FOMC đêm qua trong khi vẫn dự báo một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay. Khoảng cách lãi suất ngày càng lớn giữa Trung Quốc và Mỹ đã thúc đẩy dòng vốn chảy ra ngoài, khiến đồng nhân dân tệ mất giá.

Ông Zou đã đưa ra cảnh báo về việc đầu cơ tiền tệ, đồng thời nói thêm rằng sự phục hồi của nền kinh tế đồng nghĩa với việc đồng nhân dân tệ sẽ ổn định.

“Chúng tôi sẽ kiên quyết trấn áp các hành vi phá vỡ trật tự thị trường và ngăn chặn rủi ro đồng nhân dân tệ bị điều chỉnh quá mức. Với sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, có niềm tin rằng vững chắc rằng tỷ giá đồng nhân dân tệ về cơ bản ổn định ở mức cân bằng.”

Truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn dự đoán về khả năng hạ lãi suất hơn nữa. Báo Chứng khoán Thượng Hải trích dẫn các nhà phân tích trong một báo cáo trên trang nhất hôm thứ Tư nói rằng PBOC có khả năng tiếp tục cắt giảm RRR cho các ngân hàng và hạ lãi suất trong năm nay để củng cố nền kinh tế đất nước.

LPR được PBOC xác định dựa trên sự đánh giá của 18 ngân hàng thương mại được chỉ định và được sử dụng làm chuẩn cho lãi suất cho vay trong nước.

Hiệu quả chính sách

Cong Liang, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cho biết chính quyền Trung Quốc sẽ tập trung vào việc mở rộng nhu cầu trong nước, thúc đẩy niềm tin và ngăn ngừa rủi ro để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu tăng trưởng tương đối thận trọng khoảng 5% trong năm nay.

"Triển vọng đồng CNY giảm vẫn còn khá lớn”. Ông nói: “Những dự báo như vậy chưa bao giờ được thực hiện trong quá khứ và sẽ không thành hiện thực trong tương lai”, đồng thời cho biết thêm rằng các chính sách kinh tế vĩ mô được đưa ra cho đến nay đều “có hiệu quả”.

Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng trở lại trên mức 0 trong tháng 8 sau khi rơi vào vùng giảm phát vào tháng trước. Cong cho biết giá cả sẽ tiếp tục phục hồi khi nhu cầu và niềm tin tăng.

Tại cuộc họp giao ban hôm thứ Tư, các quan chức của Bộ Tài chính cũng cho biết Bắc Kinh đang cố gắng hạn chế rủi ro nợ bằng cách tăng cường giám sát tài chính địa phương. Nợ chính quyền địa phương ngày càng tăng trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính và kinh tế của Trung Quốc khi các biện pháp kiểm soát đại dịch và suy thoái tài sản đã ảnh hưởng đến thu nhập của khu vực.

Trừ khi có sự kích thích tài khóa lớn trong năm nay, Bắc Kinh có thể hỗ trợ các cơ quan địa phương thông qua các khoản chuyển tiền, vì tình hình tài chính của chính phủ đang tốt hơn. Theo Li Xianzhong, Trưởng bộ phận Kho bạc của Bộ Tài chính, Bắc Kinh đã chi 9.55 nghìn tỷ nhân dân tệ (1.3 nghìn tỷ USD) cho các cơ quan địa phương trong 8 tháng đầu năm 2023. Đó là 95% số tiền được dự toán phân bổ cho cả năm.

Đặc biệt, ông Li cho biết các chính quyền địa phương đã bán 2.95 nghìn tỷ nhân dân tệ trị giá trái phiếu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8, tương đương 77.5% của phần phân bổ hàng năm. Những trái phiếu này thường được sử dụng để cấp vốn cho các dự án bất động sản. Ông Li cho biết phần lớn phần phân bổ trong năm nay đã thiên về các tỉnh thành kinh tế mạnh, đặc biệt là những tỉnh thành có nền công nghiệp sản xuất ưu việt.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Liệu chính sách thuế quan của Mỹ có châm ngòi cho làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Mỹ có châm ngòi cho làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu?

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu trải qua những cơn biến động dữ dội chưa từng thấy, điều đang âm thầm diễn ra lại là sự rạn nứt trong chính câu chuyện kinh tế chủ đạo mà giới đầu tư và hoạch định chính sách toàn cầu đã dựa vào suốt nhiều năm qua.
Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ

Trong bức tranh đầy biến động của kinh tế toàn cầu hiện nay, khi những đợt sóng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạm thời lắng xuống, thì một mối nguy hiểm khác – âm ỉ hơn nhưng có sức công phá không kém – đang dần nổi lên: khủng hoảng ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ.
Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức

Khởi đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã không suôn sẻ như kỳ vọng. Sau nhiều năm nước Đức rơi vào trạng thái trì trệ chính trị với những bất đồng nội bộ kéo dài, đặc biệt là dưới thời cựu Thủ tướng Olaf Scholz, sự lên nắm quyền của Merz lẽ ra phải là một tín hiệu tái thiết cho nước Đức và thậm chí là cho cả châu Âu – nơi đang khao khát một kiểu lãnh đạo dứt khoát, mang tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Ngày 9/5 – Ngày châu Âu – vốn được xem là biểu tượng của hòa bình và đoàn kết, giờ đây lại trở nên tương phản với thế giới đang rối ren bên ngoài. Châu Âu đang ở trong một vị thế chiến lược đơn độc: Nga là kẻ thù, Trung Quốc là đối thủ – đồng thời cũng là đối tác, còn nước Mỹ của Donald Trump là một mối đe dọa hoặc gánh nặng tiềm tàng.
Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng

Sự bất ổn trong chính sách thuế quan Mỹ và những biến động thị trường phản ánh sự thay đổi trong niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và hệ thống toàn cầu. Các quốc gia cần tìm cách đối phó với những thay đổi cấu trúc sâu rộng và khôi phục sự ổn định trong bối cảnh ngày càng nhiều bất định.
Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt

Goldman Sachs hạ dự báo tỷ giá USD/CNH xuống mức 7 trong 12 tháng, phản ánh kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ mạnh lên nhờ tiến triển trong đàm phán Mỹ - Trung và xuất khẩu ổn định. BNP Paribas cũng cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ có dư địa phục hồi nếu USD tiếp tục suy yếu và tăng trưởng nội địa vượt kỳ vọng.
Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới

Châu Âu đang đứng giữa ba lựa chọn chiến lược: độc lập quân sự và kinh tế, bảo vệ toàn cầu hóa, hay tiếp tục phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khối này đang thiếu khả năng phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, và nếu không chủ động, Châu Âu có thể bị gạt ra ngoài lề.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ