Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Sự thay đổi trong cách tính toán lạm phát của Anh đang đến gần, khi Cục Thống kê Quốc gia Anh (ONS) chuẩn bị tích hợp dữ liệu máy quét từ các siêu thị vào chỉ số giá tiêu dùng. Việc này hứa hẹn sẽ cung cấp cái nhìn chính xác hơn về giá trị thực mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa, thay vì chỉ dựa vào mức giá niêm yết. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tranh cãi khi ONS vẫn bỏ qua các mức giá giảm từ thẻ khách hàng thân thiết, chẳng hạn như giá Clubcard của Tesco. Liệu dữ liệu máy quét có thực sự giúp đo lường lạm phát chính xác hơn và mang lại thay đổi lớn cho nền kinh tế Anh?
Niềm tin tiêu dùng tại Mỹ đã giảm trong tháng Tư xuống mức thấp nhất gần năm năm do sự bi quan ngày càng tăng về triển vọng kinh tế và thị trường lao động, xuất phát từ các chính sách thuế quan.
Lạm phát thực phẩm ở Vương quốc Anh đã đạt mức cao nhất trong 11 tháng khi các mặt hàng thiết yếu như bánh mì, thịt và cá trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh chi phí của các nhà bán lẻ tăng cao, theo dữ liệu ngành công nghiệp công bố hôm thứ Ba.
Các biện pháp hỗ trợ của các chính phủ khu vực đồng euro trong thời kỳ đại dịch và cuộc chiến ở Ukraine sẽ tiếp tục thúc đẩy lạm phát trong những năm tới, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho biết.
Sau ba năm tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế Nga đang chứng kiến sự suy giảm đáng kể, chủ yếu do quá trình chuyển đổi cấu trúc, chính sách tiền tệ thắt chặt và những biến động từ môi trường bên ngoài. Mặc dù chiến lược quân sự hóa và lãi suất cao góp phần làm chậm lạm phát, sự giảm giá dầu và căng thẳng thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Tháng này, cơn “bán tháo” trái phiếu Mỹ đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài – công cụ “cứu cánh” để tài trợ cho thâm hụt ngân sách.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong số các số liệu từng ghi nhận, trong khi kỳ vọng lạm phát dài hạn tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991, do lo ngại về tác động kinh tế từ các mức thuế quan.
Đà phục hồi của USD chững lại giữa bối cảnh tiến triển thực tế trong các cuộc đàm phán thương mại vẫn mong manh. Mặt khác, áp lực lạm phát dai dẳng có thể buộc BoE phải thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất so với ECB.
Bất chấp những tín hiệu lạc quan ban đầu từ mặt trận thương mại, sự phục hồi của thị trường Châu Á vẫn còn dè dặt, cho thấy giới đầu tư đang chờ đợi những bằng chứng cụ thể về tiến bộ thực tế. Tâm điểm chú ý cũng đổ dồn vào dữ liệu lạm phát tại Nhật Bản và những cảnh báo về rủi ro thương mại từ các ngân hàng trung ương lớn.
Tốc độ lạm phát tại Tokyo đã gia tăng so với tháng trước và đạt mức cao nhất trong hai năm qua, củng cố cho lập trường tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) - hiện đang đối mặt với các yếu tố bất định từ biện pháp áp thuế quan của Hoa Kỳ.
Bất chấp biến động mạnh trên thị trường vàng trong tuần vừa qua, đà tăng ấn tượng lên ngưỡng 3,500 USD minh chứng cho tiềm năng phát triển xuất sắc của kim loại quý này. Theo khuyến nghị từ một chuyên gia quản lý quỹ, các nhà đầu tư nên chiến lược hóa việc tận dụng các giai đoạn điều chỉnh giá để từng bước xây dựng danh mục đầu tư với tỷ trọng vàng lý tưởng khoảng 10%.