Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?

Mai Khánh Linh
Junior Editor
Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Ngày 9/5 – Ngày châu Âu – vốn được xem là biểu tượng của hòa bình và đoàn kết, giờ đây lại trở nên tương phản với thế giới đang rối ren bên ngoài. Châu Âu đang ở trong một vị thế chiến lược đơn độc: Nga là kẻ thù, Trung Quốc là đối thủ – đồng thời cũng là đối tác, còn nước Mỹ của Donald Trump là một mối đe dọa hoặc gánh nặng tiềm tàng.

EU về cơ bản đang đứng trước ba lựa chọn lớn
Lựa chọn thứ nhất
EU cần xây dựng sức mạnh địa chính trị độc lập, dựa trên thị trường chung, công nghệ và an ninh tích hợp – hình thành một "Pax Europeana" kiểu mới. Để làm được điều đó, châu Âu phải tái công nghiệp hóa, đầu tư mạnh vào công nghệ như cách Trung Quốc đang làm. Khi đó, EU không chỉ kiểm soát khu vực Á – Âu, đối phó hiệu quả với Nga, mà còn đạt được thế tự chủ toàn cầu.
Để đạt được điều đó, châu Âu cần có những chính sách kinh tế như Trung Quốc: tái thiết nền công nghiệp và năng lực công nghệ. Khi đó, EU không chỉ chiếm ưu thế ở khu vực Á – Âu, khống chế được Nga, mà còn đạt được mức độ tự chủ địa chính trị trên phạm vi toàn cầu.
Lựa chọn thứ hai
EU có thể giữ vai trò là thành trì cuối cùng bảo vệ toàn cầu hóa – hợp tác với các quốc gia cùng giá trị dân chủ, nhưng vẫn dựng rào bảo vệ ngành chiến lược. Tuy nhiên, điều này khiến EU phải chọn giữa Trung Quốc hoặc Mỹ làm “chốt an ninh”.
Nếu Mỹ ngày càng xa rời EU vì chủ nghĩa Trump, EU có thể đề xuất Trung Quốc một lối thoát khỏi chiến tranh thương mại – đổi lại, Bắc Kinh phải giảm quan hệ thân thiết với Nga. Khi đó, EU không đối đầu gay gắt mà chỉ duy trì quan hệ “bình thường hóa có kiểm soát” với Moscow.
Lựa chọn thứ ba
Trong ngắn hạn, EU có thể tiếp tục làm "đối tác chiến lược phụ" cho Mỹ – đặc biệt dưới thời Trump. Điều này bao gồm việc ký các thỏa thuận thương mại có lợi cho Mỹ, tài trợ cho Ukraine, mở cửa cho doanh nghiệp Mỹ tham gia tái thiết và khai thác tài nguyên, đồng thời đi theo lập trường của Mỹ về Trung Quốc.
Đổi lại, EU nhận được một số bảo đảm an ninh tối thiểu và tiếp tục được tham gia vào hệ sinh thái công nghệ – tài chính do Mỹ kiểm soát. Nếu về lâu dài Mỹ giảm xu hướng biệt lập nhưng vẫn cạnh tranh với Trung Quốc, một mối quan hệ đối tác sâu sắc hơn giữa hai bên có thể được khôi phục – dựa trên lợi ích kinh tế và nhu cầu chia sẻ trách nhiệm toàn cầu.
Nhưng EU hiện đang chọn hướng đi nào?
EU đang cùng lúc làm nhiều việc: tăng cường quốc phòng chung, thúc đẩy chính sách công nghiệp, mở rộng thương mại (kể cả với Trung Quốc), dựa vào Mỹ trong vấn đề Ukraine, và vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với ông Trump.
Dù cho thấy sự linh hoạt chính trị, cách tiếp cận này không phải chiến lược “đa dạng hóa rủi ro” thực sự, mà là phản ứng rời rạc, thiếu chủ động trong một thế giới đầy bất ổn.
Nếu EU không nhanh chóng định hình chiến lược rõ ràng, các biến động địa chính trị sẽ chia rẽ và làm suy yếu khối. Trong bối cảnh trật tự toàn cầu đang thay đổi, phản ứng chung là điều sống còn. Nếu không, những liên minh tạm thời giữa vài quốc gia sẽ dần thay thế vai trò tập thể của EU – và đó có thể là tín hiệu cho một khủng hoảng tồn tại.
Muốn kiểm soát vận mệnh của mình, châu Âu phải thiết lập lại la bàn địa chính trị
Để tự đối phó với Nga, châu Âu cần xây dựng đủ năng lực quân sự và mức độ tự chủ khỏi Mỹ, đồng thời giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Khi đó, EU mới có thể chủ động tái thiết quan hệ với nước Mỹ hậu Trump – điều sẽ rất khó nếu tiếp tục lệ thuộc vào Bắc Kinh về thương mại.
Các nước EU cần hiểu rằng “dự án châu Âu” giờ không chỉ là bài toán kinh tế, mà là một dự án sức mạnh – đòi hỏi hiện diện chiến lược vượt ra ngoài biên giới hiện tại.
Châu Âu từng đứng trước ngã rẽ như vậy sau Thế chiến II, nhưng khi đó có Mỹ bảo hộ. Giờ đây, không còn ai chống lưng. Trong một thế giới nơi kinh tế bị chi phối bởi địa chính trị, châu Âu không thể cho phép mình thất bại.
Financial Times