USD đã đánh bại tất cả những dự báo giảm ra sao?

USD đã đánh bại tất cả những dự báo giảm ra sao?

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:34 20/09/2023

Trước đây, Mark Nash, nhà quản lý quỹ của Jupiter Asset Management nhận định rằng USD đã ngừng tăng. Tuy nhiên, những dữ liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ cũng như triển vọng bi quan của thế giới đã thúc đẩy đồng USD tăng mạnh.

Trước sự suy yếu ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong khi Mỹ vượt qua tất cả những dự báo tiêu cực về tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và châu Âu, USD đã hồi phục, tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền trong hai tháng qua.

Sự hồi phục bất ngờ đã gây rúng động khắp thị trường toàn cầu. Các nhà đầu tư đang phải thoát vị thế. Các quan chức ở Trung Quốc và Nhật Bản đang có động thái bảo vệ đồng tiền của họ. Các công ty Mỹ đang chuẩn bị đối mặt với việc lợi nhuận bị ảnh hưởng. Và điều này gợi lại những ký ức khó khăn trong năm 2022 trên khắp thế giới, khi đồng USD gây ra những cú sốc kinh tế bằng cách đẩy giá hàng hóa trên thị trường toàn cầu lên cao và làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài.

Nash, người đã từ bỏ vị thế short đồng USD vào giữa năm, cho biết: “USD lại trở lại số 1.”

Sự hồi phục của đô la Mỹ là một ví dụ khác về việc thị trường đã bất cẩn trước sức mạnh của nền kinh tế Mỹ - và lạm phát dai dẳng đi kèm. Vào cuối năm 2022, hầu hết các nhà kinh tế dự báo rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ có khả năng chuyển sang chính sách hỗ trợ chống suy thoái vào thời điểm này, giảm lãi suất xuống để bắt đầu cho sự phục hồi.

Thay vào đó, Mỹ đã tiếp tục phát triển ngay cả khi tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lại ở các nước khác. Điều đó thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển tiền mặt sang Mỹ, với lãi suất cao hơn và thị trường chứng khoán được hỗ trợ bởi kỳ vọng Fed sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất với nền kinh tế ít bị ảnh hưởng.

Sự kết hợp này đã đẩy chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index trở lại gần mức cao nhất trong năm nay sau đà tăng kéo dài 8 tuần từ giữa tháng 7.

Cho đến nay, giá trị của đồng USD vẫn ở dưới mức đỉnh của năm ngoái, do đó tác động không lớn như năm 2022, khi đồng tiền chạm đỉnh nhiều thập kỷ, gia tăng áp lực lạm phát trên toàn thế giới bằng cách đẩy giá hàng hóa được định giá bằng USD lên cao, như các sản phẩm dầu thô.

Nhưng khi có rất ít niềm tin rằng động lực đứng sau đà tăng gần đây sẽ đảo chiều, và các nhà phân tích đã từ bỏ những nhận định giảm về đồng tiền này.

Charles Diebel, người đứng đầu bộ phận trái phiếu tại Quỹ quốc tế Mediolanum, dự báo USD suy yếu vào năm 2023 nhưng chuyển sang trung lập vào khoảng giữa năm khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng.

Ông nói: “Trong thâm tâm, tôi vẫn ủng hộ sự suy yếu của USD trong vòng 6 đến 12 tháng tới. Nhưng trong ba tháng tới, tôi không thấy thuyết phục lắm. Có lẽ nó có thể mạnh hơn một chút.”

Kit Juckes, chiến lược gia tại Societe Generale, cho biết thị trường hiện đang bị thúc đẩy bởi triển vọng tăng trưởng khác biệt chứ không phải là do lãi suất. Ông chỉ ra sự trượt dốc của EUR ngay cả khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất vào tuần trước và ông cho rằng động thái này là do triển vọng tăng trưởng kém từ ngân hàng.

“Điều tích cực duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến đối với EUR và GBP là những kỳ vọng về tăng trưởng của Anh và khu vực Eurozone vốn đã rất yếu so với Mỹ” ông viết trong một lưu ý cho khách hàng.

Tại Mỹ, nơi triển vọng lợi nhuận lạc quan hơn đã giúp thúc đẩy giá cổ phiếu, đà tăng của USD đang đe dọa làm giảm doanh thu từ nước ngoài. Ví dụ, Apple cho biết đồng bạc xanh mạnh đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng ở châu Âu và châu Á, trong khi Walt Disney đang kỳ vọng điều này sẽ hạn chế số lượng du khách đến công viên giải trí từ nước ngoài. Năm ngoái, các nhà phân tích từ Credit Suisse Group AG ước tính rằng cứ mỗi pha tăng từ 8% đến 10% của USD sẽ khiến lợi nhuận của các công ty Mỹ giảm trung bình khoảng 1%.

Tuy nhiên, nhìn chung, các quốc gia thuộc thị trường mới nổi mới phải chịu nhiều thiệt thòi. Điều đó một phần là do đồng USD tăng giá khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn và làm tăng thêm áp lực lạm phát, khuyến khích các ngân hàng trung ương giữ lãi suất cao để bảo vệ đồng tiền của họ và ngăn tiền mặt chảy ra ngoài.

Tuần trước, chính phủ Ba Lan đã vào cuộc để hỗ trợ nội tệ sau khi đợt cắt giảm lãi suất lớn hơn dự kiến đã gây ra làn sóng bán tháo đồng zloty. Những động thái lãi suất như vậy có thể không bị ảnh hưởng trong quá khứ, nhưng USD mạnh khiến không còn nhiều cơ hội cho chính sách nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản, các quan chức trong tháng này cho biết họ đã sẵn sàng bảo vệ đồng tiền của họ. Sau khi tỷ giá USDCNH đóng cửa ở mức cao kỷ lục, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã ngăn chặn bằng cách đặt tỷ giá tham chiếu hàng ngày của CNY ở mức cao hơn dự kiến và tìm cách tăng chi phí cấp vốn để bán CNH. Tại Nhật Bản, Masato Kanda, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế, cho biết chính phủ sẵn sàng can thiệp vào thị trường một lần nữa nếu JPY suy yếu hơn nữa.

Eva Sun-Wai, nhà quản lý quỹ tại M&G Investments ở London cho biết: “Nếu một trong hai hoặc cả hai ngân hàng trung ương này can thiệp bằng cách điều chỉnh dự trữ ngoại hối, hoặc thông qua việc bán Trái phiếu Kho bạc Mỹ, triển vọng của đồng USD sẽ trở nên không rõ ràng”.

Sự suy thoái của Mỹ cũng có thể hạn chế đồng USD, mặc dù có rất ít khả năng điều đó xảy ra.

Ông Nash nằm trong số những người bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trên thị trường thế giới trong năm nay.

Năm ngoái, quỹ trái phiếu của ông đã đánh bại hơn 90% quỹ trái phiếu cùng ngành khi đạt mức tăng hơn 6%, nhưng sau đó đã bị ảnh hưởng bởi những biến động khó lường khi sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Vally làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ và cổ phiếu đã giảm khoảng 1% vào năm 2023.

Vị thế short USD của ông cũng gây nhiều đau đầu. Có những lúc đồng tiền này giảm do dữ liệu yếu hơn dự kiến và đảo chiều chỉ vài giờ sau đó. Ông coi đó là một dấu hiệu rõ ràng: Biến động của USD đang phản ánh triển vọng tăng trưởng suy giảm ở những nơi khác trên thế giới.

Vì vậy, ông đã từ bỏ dự báo giảm với USD vào tháng 6.

“Câu chuyện tăng trưởng của Mỹ rất mạnh so với toàn cầu. Nếu Fed cố gắng kiềm chế lạm phát và tăng trưởng của Mỹ tiếp tục duy trì, đồng đô la sẽ vẫn ổn định”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ