Châu Âu đang đối mặt với những thách thức lớn khi cả Pháp và Đức, hai động lực chính của liên minh, đều gặp khủng hoảng kinh tế và chính trị. Trong khi Pháp phải đối mặt với thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng, Đức cũng không khá hơn với nền kinh tế suy thoái và bất ổn chính trị. Mối quan hệ giữa hai cường quốc này, vốn là trụ cột của sự hội nhập châu Âu, đang dần suy yếu, khiến tương lai của châu lục trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.
Lạm phát Eurozone đã giảm xuống 1.8% trong tháng Chín, lần đầu tiên dưới mức mục tiêu 2% trong ba năm qua, chủ yếu do lạm phát năng lượng. Tăng trưởng kinh tế chậm lại và tình hình lao động có dấu hiệu chững lại, củng cố kỳ vọng ECB sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới để hỗ trợ tăng trưởng.
Tiêu dùng châu Âu đang trên đà phục hồi nhờ lãi suất giảm và niềm tin được củng cố. Tuy nhiên, dù có nhiều yếu tố tích cực, chi tiêu vẫn diễn ra chậm rãi, đặc biệt ở phân khúc thu nhập thấp.
Trong bối cảnh báo cáo doanh số nhà mới tại Mỹ vượt mong đợi, tỷ giá EUR/USD đã giảm 0,43%. Doanh số bán nhà mới giảm nhẹ hơn dự kiến, đồng thời lãi suất thế chấp giảm và giá nhà đi xuống có thể thúc đẩy nhu cầu trong tương lai. Trong khi đó, thị trường vẫn nghi ngờ khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tới, khiến diễn biến tỷ giá này trở nên thú vị hơn.
EUR/USD tăng 0.61% khi báo cáo Niềm Tin Người Tiêu Dùng Mỹ suy yếu, làm dấy lên kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hơn từ Fed. Sự khác biệt chính sách giữa Fed và ECB đang đẩy EUR tiến tới mức cao nhất trong 15 tháng.
Hoạt động kinh doanh của khu vực Eurozone đã giảm mạnh và bất ngờ trong tháng này, với ngành dịch vụ - chiếm tỷ trọng lớn - đình trệ trong khi đà suy giảm trong lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng. Đà suy thoái dường như lan rộng khắp khu vực, với Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - chứng kiến sự suy giảm ngày lớn, trong khi Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực - trở lại trạng thái thu hẹp sau khi được thúc đẩy bởi Thế vận hội vào tháng 8.
Hai nền kinh tế ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã cạnh tranh với nhau từ đầu thiên niên kỷ - châu Âu và Mỹ. Châu Âu với liên minh EU gồm 27 thành viên rộng lớn, tại sao chẳng thể bắt kịp đối thủ ở bên kia bán cầu?
Mùa hè ở châu Âu rất nóng, không chỉ đối với khách du lịch. Các NHTW ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang chịu áp lực từ nhiều phía - giới chính trị, thị trường tài chính, dư luận - đối với việc cắt giảm lãi suất. Tất cả các NHTW đều phải đối mặt với điều này, bất kể điều kiện kinh tế hay lãi suất chính sách của họ hiện tại là bao nhiêu.
Cựu Chủ tịch ECB Mario Draghi kêu gọi EU cần một chiến lược công nghiệp mới và tăng cường đầu tư 800 tỷ EUR/năm để kích thích tăng trưởng và phục hồi năng suất. Báo cáo của ông nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách để đối phó với cạnh tranh toàn cầu và nắm bắt cơ hội trong lĩnh vực kỹ thuật số và xanh.
ECB dự kiến sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ hai trong năm nay để chống lại suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, để chính sách có hiệu quả, ECB cần gửi đi tín hiệu rõ ràng về các bước đi tiếp theo, đặc biệt khi giá dầu giảm và nguy cơ giảm phát tăng lên.