ECB tiếp tục hạ lãi suất khi lạm phát hạ nhiệt và kinh tế chững lại

ECB tiếp tục hạ lãi suất khi lạm phát hạ nhiệt và kinh tế chững lại

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

19:39 12/09/2024

ECB đã hạ lãi suất lần thứ hai trong năm nay khi lạm phát giảm xuống mức 2% và đang có thêm nhiều lo ngại về nền kinh tế chững lại.

ECB đã cắt giảm lãi suất tiền gửi 25 bps xuống còn 3.5% vào hôm nay, đúng như dự báo của các nhà phân tích. ECB nhắc lại rằng họ vẫn chưa có định hướng chính sách tiền tệ cho thời gian tới và sẽ tiếp tục dựa vào dữ liệu.

"Dựa trên đánh giá cập nhật của Hội đồng quản trị về triển vọng lạm phát, tình hình lạm phát cơ bản và sức mạnh của việc truyền tải chính sách tiền tệ, hiện tại là thời điểm thích hợp để tiếp tục điều chỉnh mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ", ECB cho biết trong một tuyên bố.

Giống như các NHTW lớn khác trên thế giới, ECB đang ngày càng tự tin hơn rằng lạm phát đang quay trở lại mục tiêu sau mức tăng đột biến lịch sử. Trong khi đó, nền kinh tế eurozone đang mất đà. Các hộ gia đình không duy trì được sự phục hồi vào đầu năm và các nhà sản xuất vẫn trong tình trạng trì trệ do nhu cầu nước ngoài yếu.

ECB cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2024

Điều này đã thúc đẩy ECB cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, chỉ số này hiện đang tăng trưởng 0.8%, chậm hơn so với mức 0.9% được dự báo trước đó. Triển vọng lạm phát hầu như không thay đổi.

Quyết định hạ lãi suất của ECB được đưa ra chưa đầy một tuần trước cuộc họp chính sách của Fed. BoE cũng sẽ họp một ngày sau đó.

Trong cuộc họp báo tới, Chủ tịch ECB Christine Lagarde gần như chắc chắn sẽ được hỏi liệu ECB có thực hiện thêm một hoặc hai lần cắt giảm lãi suất nữa vào năm nay hay không.

Thông báo của ECB được đưa ra sau khi lạm phát giảm xuống còn 2.2% vào tháng 8 và các số liệu cho thấy tăng trưởng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, đang chậm lại. Tăng trưởng lương cho mỗi nhân viên đã giảm xuống còn 4.3% trong quý II từ mức 4.8% trong quý I.

Tuy nhiên, mối nguy hiểm vẫn chưa kết thúc: Lạm phát dịch vụ thực sự đã tăng nhanh lên 4.2% vào tháng 8. Mặc dù chỉ số này có thể đã được thúc đẩy bởi Thế vận hội Paris, nhưng một số quan chức vẫn chưa sẵn sàng tuyên bố chiến thắng trước lạm phát.

Lạm phát dịch vụ vẫn dai dẳng

Quan chức Isabel Schnabel cho biết việc cắt giảm lãi suất phải "dựa trên dữ liệu và phân tích". Nhà kinh tế trưởng Philip Lane cho biết lạm phát vẫn chưa hoàn toàn trở lại mức 2% một cách bền vững, mặc dù trước đó ông cũng đã cảnh báo rằng không nên để lãi suất cao bóp nghẹt nền kinh tế.

Quan chức Mario Centeno, đến từ Bồ Đào Nha cũng lo lắng về việc lạm phát sẽ quay trở lại thời kỳ trước Covid. Mức tăng GDP quý II được điều chỉnh giảm từ +0.3% xuống còn +0.2%.

Cựu chủ tịch ECB Mario Draghi đã cảnh báo rằng tăng trưởng chậm chạp của châu Âu có thể kéo dài trong tương lai. Trong một báo cáo, ông đã trình bày một loạt các biện pháp khắc phục, tuy nhiên các khuyến nghị tốn kém của ông đã ngay lập tức bị Đức bác bỏ.

Các nhà phân tích trong một cuộc khảo sát của Bloomberg dự báo ECB sẽ cắt giảm lãi suất mỗi quý cho đến tháng 9/2025. Tuy nhiên, Goldman Sachs dự báo ECB sẽ cắt giảm lãi suất tại mọi cuộc họp cho đến khi lãi suất tiền gửi đạt 2% vào tháng 7/2025.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Donald Trump chuẩn bị mở cửa thị trường hưu trí trị giá 9,000 tỷ USD của Mỹ cho đầu tư vào tiền mã hóa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Donald Trump chuẩn bị mở cửa thị trường hưu trí trị giá 9,000 tỷ USD của Mỹ cho đầu tư vào tiền mã hóa

Donald Trump đang chuẩn bị mở cửa thị trường hưu trí trị giá 9,000 tỷ USD của Mỹ cho các khoản đầu tư vào tiền mã hóa, vàng và cổ phần tư nhân – một bước đi có thể dẫn đến thay đổi căn bản cách người Mỹ quản lý tiền tiết kiệm cho tuổi già.
USD tiếp tục đà tăng nhờ dữ liệu kinh tế khả quan làm giảm kỳ vọng nới lỏng của Fed

USD tiếp tục đà tăng nhờ dữ liệu kinh tế khả quan làm giảm kỳ vọng nới lỏng của Fed

USD tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh, củng cố khả năng Fed trì hoãn hạ lãi suất. Đồng Yên giảm trước bầu cử Thượng viện Nhật Bản, gây lo ngại bất ổn chính trị và ảnh hưởng đàm phán thương mại với Mỹ. Bitcoin giữ quanh 120,000 USD sau đỉnh kỷ lục. Các đồng tiền lớn khác biến động nhẹ, thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào trái phiếu chính phủ Mỹ, nắm giữ vượt 9 nghìn tỷ USD giữa sóng gió thuế quan

Nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào trái phiếu chính phủ Mỹ, nắm giữ vượt 9 nghìn tỷ USD giữa sóng gió thuế quan

Lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tiếp tục tăng, vượt ngưỡng 9 nghìn tỷ USD trong tháng 5, bất chấp biến động từ chính sách thuế quan. Dòng vốn rút lui trong tháng 4 đã nhanh chóng đảo chiều khi các nhà đầu tư toàn cầu, đặc biệt Nhật Bản và Anh, gia tăng mua vào mạnh mẽ. Trong khi Trung Quốc liên tục giảm nắm giữ do áp lực nội tại, dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán và trái phiếu Mỹ đạt mức cao kỷ lục, cho thấy sức hút bền vững của tài sản an toàn hàng đầu thế giới.
Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan, đồng yen suy yếu trước thềm bầu cử Nhật Bản

Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan, đồng yen suy yếu trước thềm bầu cử Nhật Bản

Cổ phiếu châu Á đồng loạt tăng trong phiên cuối tuần, được hỗ trợ bởi số liệu kinh tế Mỹ tích cực và kết quả kinh doanh ổn định, mặc dù vẫn tồn tại những lo ngại về thuế quan. Đồng yen giảm giá trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản, tạo sức ép lên thị trường trong nước. Đồng USD có dấu hiệu hồi phục nhẹ, trong khi lợi suất trái phiếu chính hủvà giá dầu duy trì ổn định, giữa bối cảnh rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu.
Doanh nghiệp Mỹ sử dụng quyền chọn euro để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá

Doanh nghiệp Mỹ sử dụng quyền chọn euro để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá

Một số công ty Mỹ đang tận dụng các quyền chọn bán euro nhằm bảo vệ doanh thu dự kiến từ châu Âu trước nguy cơ biến động tỷ giá, khi đồng euro có xu hướng tăng giá so với đồng USD. Trong bối cảnh thị trường Mỹ duy trì đà tăng và chính sách thuế nhập khẩu được hoãn lại, nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc đồng đô la tiếp tục suy yếu, khiến các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phái sinh như quyền chọn và collars để hạn chế rủi ro tài chính và duy trì ổn định dòng tiền.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ