Lạm phát Nhật Bản vượt dự báo: Liệu đã thích hợp để BoJ chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm?

Lạm phát Nhật Bản vượt dự báo: Liệu đã thích hợp để BoJ chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

13:45 27/02/2024

Lạm phát của Nhật Bản vượt dự báo trong tháng 1/2024, củng cố khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) loại bỏ chính sách lãi suất âm trong những tháng tới.

Lợi suất TPCP tăng vọt sau khi CPI Nhật tăng 2% yoy, phù hợp với mục tiêu lạm phát của BoJ. Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011 sau khi dữ liệu do Bộ Nội vụ công bố hôm 27/02 vượt ước tính là 1.9%.

Kazuya Fujiwara, chiến lược gia trái phiếu tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities ở Tokyo, cho biết: “Báo cáo CPI tháng 1/2024 nhấn mạnh áp lực lạm phát dai dẳng, khiến thị trường suy đoán rằng BoJ sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm sớm nhất là vào tháng 3”.

Dữ liệu lạm phát cao hơn dự kiến ​​càng củng cố suy đoán của thị trường rằng BoJ sắp tiến hành đợt tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, một động thái được kỳ vọng sẽ xảy ra vào tháng 4/2024. Cổ phiếu nhóm ngân hàng tại Nhật Bản tiếp tục đà tăng nhờ triển vọng về lợi nhuận cao hơn.

Đồng yên cũng tăng nhẹ sau khi công bố dữ liệu lạm phát. Mặt khác, các nhà giao dịch hợp đồng swaps đặt cược rằng BoJ sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 6/2024.

Một trong những yếu tố chính khiến lạm phát vượt dự báo là do giá các gói du lịch nước ngoài tăng 63%. Đồng yên mất giá mạnh đang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy chi phí đi du lịch nước ngoài của người Nhật tăng cao.

Lạm phát dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng vào tháng 2 khi tác động từ các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ mờ dần. Theo khảo sát của Bloomberg từ 25 chuyên gia kinh tế cho thấy lạm phát lõi (không bao gồm thực phẩm tươi sống) sẽ ở mức trung bình là 2.4% trong quý 1 và quý 2 năm 2024.

Theo Koya Miyamae, chuyên gia kinh tế cấp cao tại SMBC Nikko Securities, lạm phát lõi có thể sẽ tăng trên 2.5% trong tháng 2.

Đây là tháng thứ 22 liên tiếp lạm phát vượt mục tiêu của BoJ. Tỷ lệ lạm phát (không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng) cũng cao hơn dự kiến, tăng 3.5%, cao hơn so với mức dự báo 3.3% của các chuyên gia kinh tế. Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ chậm lại ở mức 2.2%.

Mặc dù lạm phát tăng cao, BoJ vẫn cần thận trọng trong quyết định tăng lãi suất. Nguyên nhân là do nền kinh tế Nhật Bản đang rơi vào suy thoái từ cuối năm ngoái do chi tiêu của cá nhân và tổ chức giảm mạnh. Bên cạnh đó, tăng trưởng tiền lương lại chậm hơn so với lạm phát, gây áp lực lên ngân sách hộ gia đình. Điều này cũng lý giải phần nào nguyên nhân sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Fumio Kishida sụt giảm.

Tỷ giá USD/JPY giao dịch quanh mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, điều này có thể đẩy giá nhập khẩu lên cao và ảnh hướng đến chi tiêu tiêu dùng trong thười gian tới. Mặc dù đồng Yên suy yếu đã giúp chứng khoán Nhật Bản leo lên mức cao kỷ lục do dòng tiền mạnh mẽ từ nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên nó vẫn không thể cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Báo cáo hôm 27/02 cho thấy giá điện và khí đốt trong tháng 1/2024 đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Giá thực phẩm chế biến (yếu tố chính gây ra lạm phát) đã tăng 5.9%, chậm lại so với mức 6.2% trong tháng 12/2023. Giá nhà ở cũng tăng 27%, chậm lại mức 59% của tháng 12/2023.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ

Trong bức tranh đầy biến động của kinh tế toàn cầu hiện nay, khi những đợt sóng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạm thời lắng xuống, thì một mối nguy hiểm khác – âm ỉ hơn nhưng có sức công phá không kém – đang dần nổi lên: khủng hoảng ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ.
Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức

Khởi đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã không suôn sẻ như kỳ vọng. Sau nhiều năm nước Đức rơi vào trạng thái trì trệ chính trị với những bất đồng nội bộ kéo dài, đặc biệt là dưới thời cựu Thủ tướng Olaf Scholz, sự lên nắm quyền của Merz lẽ ra phải là một tín hiệu tái thiết cho nước Đức và thậm chí là cho cả châu Âu – nơi đang khao khát một kiểu lãnh đạo dứt khoát, mang tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Ngày 9/5 – Ngày châu Âu – vốn được xem là biểu tượng của hòa bình và đoàn kết, giờ đây lại trở nên tương phản với thế giới đang rối ren bên ngoài. Châu Âu đang ở trong một vị thế chiến lược đơn độc: Nga là kẻ thù, Trung Quốc là đối thủ – đồng thời cũng là đối tác, còn nước Mỹ của Donald Trump là một mối đe dọa hoặc gánh nặng tiềm tàng.
Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng

Sự bất ổn trong chính sách thuế quan Mỹ và những biến động thị trường phản ánh sự thay đổi trong niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và hệ thống toàn cầu. Các quốc gia cần tìm cách đối phó với những thay đổi cấu trúc sâu rộng và khôi phục sự ổn định trong bối cảnh ngày càng nhiều bất định.
Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt

Goldman Sachs hạ dự báo tỷ giá USD/CNH xuống mức 7 trong 12 tháng, phản ánh kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ mạnh lên nhờ tiến triển trong đàm phán Mỹ - Trung và xuất khẩu ổn định. BNP Paribas cũng cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ có dư địa phục hồi nếu USD tiếp tục suy yếu và tăng trưởng nội địa vượt kỳ vọng.
Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới

Châu Âu đang đứng giữa ba lựa chọn chiến lược: độc lập quân sự và kinh tế, bảo vệ toàn cầu hóa, hay tiếp tục phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khối này đang thiếu khả năng phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, và nếu không chủ động, Châu Âu có thể bị gạt ra ngoài lề.
Rào cản thương mại nội địa cản trở tăng trưởng không kém gì thuế quan
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Rào cản thương mại nội địa cản trở tăng trưởng không kém gì thuế quan

Đây là thời điểm đặc biệt bận rộn đối với các nhà đàm phán thương mại toàn cầu. Nhiều quốc gia đang tích cực thương lượng với Nhà Trắng nhằm thuyết phục Tổng thống Trump điều chỉnh các kế hoạch áp dụng thuế đối ứng. Đồng thời, các nước cũng đẩy nhanh việc ký kết thỏa thuận với bên thứ ba để giảm thiểu tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ