Cập nhật thị trường phiên Á 16.05: Chứng khoán Châu Á khởi sắc, đồng USD suy yếu sau dữ liệu CPI của Mỹ

Cập nhật thị trường phiên Á 16.05: Chứng khoán Châu Á khởi sắc, đồng USD suy yếu sau dữ liệu CPI của Mỹ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:15 16/05/2024

Chứng khoán châu Á tiếp nối đà tăng trên Phố Wall khi dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ củng cố kỳ vọng về khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Chứng khoán Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều ghi nhận sắc xanh. HĐTL S&P 500 và Nasdaq 100 cũng tăng vào đầu phiên hôm thứ Năm sau khi hai chỉ số này tăng hơn 1% và chạm mức đỉnh kỷ lục mới vào thứ Tư. Chứng khoán Hồng Kông sẽ tiếp tục giao dịch vào thứ Năm sau kỳ nghỉ lễ.

Trái phiếu chính phủ Úc và New Zealand tăng. TPCP Mỹ ổn định sau đà tăng trong phiên trước đó đẩy lợi suất xuống thấp hơn. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 10bps, trong khi lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm giảm 9bps do nhà đầu tư ngày càng kỳ vọng về việc Fed sẽ hạ lãi suất.

Chỉ số DXY giảm xuống mức đáy trong một tháng do đồng tiền này suy yếu so với tất cả các đồng trong Nhóm G10, kéo theo sự sụt giảm của lợi suất.

Đồng Yên phục hồi vào đầu phiên hôm thứ Năm sau khi nền kinh tế Nhật Bản suy thoái trong quý đầu tiên. Đồng Yên đã tăng 1% so với đồng bạc xanh trong phiên trước đó lên mức đỉnh trong gần một tuần.

Tỷ giá USD/JPY

CPI lõi của Hoa Kỳ - không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng - đã tăng 0.3% so với tháng 3, phù hợp với ước tính nhưng lại chấm dứt chuỗi 3 tháng tăng vượt kỳ vọng, làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát đang trở nên dai dẳng. So sánh theo năm, CPI lõi giảm với tốc độ chậm nhất trong 3 năm.

Báo cáo lạm phát mới nhất có thể mang đến cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ hy vọng rằng lạm phát đang tiếp tục xu hướng giảm, điều này sẽ giúp mở đường cho việc cắt giảm lãi suất. Dữ liệu doanh số bán lẻ cho thấy nhu cầu tiêu dùng kiên cường vốn đang thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu.

Gary Pzegeo tại CIBC Private Wealth US cho biết: “Thị trường thích điều đó. Tin tức về lạm phát cơ bản tốt hơn dự kiến. Doanh số bán lẻ cũng cho thấy sự giảm tốc từ lĩnh vực tiêu dùng nóng trước đây. Tổng hợp lại, điều này hỗ trợ việc cắt giảm lãi suất của Fed vào mùa thu.”

Lạm phát cơ bản của Mỹ giảm lần đầu tiên sau sáu tháng

Dữ liệu CPI tiếp theo sẽ được công bố đúng vào ngày Fed họp để đưa ra quyết định lãi suất - ngày 12/6.

Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari nhấn mạnh lại rằng Fed có thể cần giữ lãi suất ở mức hiện tại trong “một thời gian nữa” và nghi vấn rằng họ đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đến mức nào.

Mặt khác, công ty Boeing có thể phải đối mặt với khả năng bị truy tố hình sự sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ phát hiện công ty này vi phạm thỏa thuận hoãn truy tố liên quan đến hai vụ tai nạn thiệt mạng cách đây nửa thập kỷ. Giám đốc điều hành của Walt Disney Bob Iger cho biết chi phí tiếp thị tại dịch vụ phát trực tuyến hàng đầu của Disney+ hiện quá cao và sẽ bị cắt giảm.

Bộ dữ liệu được công bố ở châu Á bao gồm dữ liệu thị trường lao động của Úc, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản và quyết định chính sách tiền tệ ở Philippines.

Giá dầu tăng cao hơn do dự trữ dầu thô giảm mạnh hơn dự kiến. Giá vàng cũng tăng vào đầu phiên hôm thứ Năm, ghi nhận chuỗi tăng phiên thứ ba liên tiếp.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ