Thị trường dầu thô dần tiến vào thâm hụt có khiến OPEC+ phải hành động?

Thị trường dầu thô dần tiến vào thâm hụt có khiến OPEC+ phải hành động?

10:06 02/06/2021

OPEC + khiến người tiêu dùng dầu rơi vào trong tình trạng "lấp lửng" khi cho biết vẫn bám sát kế hoạch tăng sản lượng hàng tháng cho đến tháng 7, nhưng lại từ chối đưa ra bất kỳ gợi ý nào về các động thái tiếp theo cho đến khi có bằng chứng rõ ràng về nhu cầu dầu thô trên thị trường.

Thị trường dầu thô dần tiến vào thâm hụt có khiến OPEC+ phải hành động?
Thị trường dầu thô dần tiến vào thâm hụt có khiến OPEC+ phải hành động?

“Bức tranh về nhu cầu dầu thô đã cho thấy những dấu hiệu cải thiện rõ ràng” - Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cho biết trong một số bình luận lạc quan nhất kể từ đợt giảm giá đáng nhớ vào năm ngoái. Ông cho biết: “Tôi sẽ tin điều này một khi tôi thực sự quan sát được nó.”

Amrita Sen - nhà phân tích dầu tại Energy Aspects, cho biết quyết định tăng sản lượng dầu của OPEC + vào tháng 7 “rất hợp lý".

Cách tiếp cận chờ đợi và xem xét chỉ ra rằng OPEC + có khả năng sai lầm ở khía cạnh thận trọng và có thể sẽ phản ứng quá muộn nếu thị trường năng lượng thắt chặt nhanh chóng - như chính OPEC đang dự báo. Rủi ro đối với nền kinh tế của nó sẽ là việc lạm phát tăng nhanh hơn do nhu cầu đang dần phục hồi hậu đại dịch.

Vài giờ trước khi cuộc họp diễn ra, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo về khoảng cách giữa nhu cầu tăng cao và nguồn cung trì trệ trong nửa cuối năm đã gây áp lực tăng giá.

Ann-Louise Hittle, nhà phân tích dầu mỏ tại công ty tư vấn Wood Mackenzie Ltd., cho biết: “Tăng trưởng nhu cầu đang vượt xa nguồn cung ngay cả khi đã tính đến mức tăng sản lượng OPEC + từng tháng đã thỏa thuận.

IEA, cơ quan tư vấn chính sách năng lượng cho các nước phương Tây, dự báo rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng khoảng 5 triệu thùng/ngày - tương đương với sản lượng của Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - từ nay đến cuối năm.

Với việc dầu thô Brent tăng trên 70 USD/thùng vào thứ Ba, OPEC + hiện đang là trung tâm của một trong những cuộc tranh luận cấp bách nhất trên thị trường toàn cầu: mối đe dọa lạm phát. Từ Fed đến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, các ngân hàng trung ương đang bắt đầu lo lắng về việc giá cả tăng, đặc biệt là đối với các mặt hàng như thép và gỗ xẻ - yếu tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa hàng ngày. Hoàng tử Abdulaziz cho biết Ả Rập Xê Út, Nga và các nhà sản xuất dầu khác không phải là nguyên nhân chính dẫn đến áp lực này, do họ chỉ có tác động "rất nhỏ".

Tuy nhiên, người tiêu dùng phương Tây đang cảm thấy khổ sở. Tại Mỹ, giá xăng bán lẻ trung bình đã tăng lên mức cao nhất trong sáu năm: trên 3 USD mỗi gallon vào cuối tuần của Memorial Day - theo truyền thống đánh dấu sự bắt đầu của mùa lái xe mùa hè.

Bill Farren-Price, giám đốc công ty nghiên cứu Enverus và là nhà quan sát kỳ cựu của liên minh biết: “Vấn đề lạm phát này sẽ không biến mất. “Nếu OPEC + thông minh, họ sẽ bắt đầu lo lắng về nguy cơ nhu cầu bị xói mòn khi dầu xuống mức 70 USD”

Tuy nhiên, đối với Hoàng tử Abdulaziz, lo ngại lạm phát đánh dấu một sự thay đổi đáng mừng đối với thị trường dầu mỏ. Bộ trưởng kỳ cựu của Ả Rập Xê Út đã dành cả năm để lãnh đạo một liên minh các quốc gia sản xuất dầu vốn có động thái cắt giảm đáng kể sản lượng và chỉ mới bắt đầu tăng gần đây để đáp ứng nhu cầu và giá cả tăng. Thay vì giá dầu cao, OPEC + đã phải chiến đấu với những mức giá cực thấp trong hầu hết năm 2020 và đầu năm 2021. Có thời điểm năm ngoái, giá dầu thô WTI đã xuống dưới mức âm - đồng nghĩa với  việc các nhà sản xuất phải trả tiền cho người tiêu dùng.

Kinh nghiệm của năm ngoái đã để lại những vết sẹo sâu trong liên minh. Và Ả Rập Xê-út có lý do để thận trọng trong thời gian này, với triển vọng phụ thuộc vào hai yếu tố khó dự đoán: sự bùng phát của vi-rút và các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Tehran và Washington.

Trong khi nhu cầu dầu ở châu Mỹ và châu Âu đang được cải thiện, thì điều ngược lại đang xảy ra ở châu Á - khi sự lan rộng của các biến thể mới dẫn đến các lệnh phong toả tại Ấn Độ đến Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia.

Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết: “Covid-19 là một kẻ thù dai dẳng và không thể đoán trước. Các đột biến xấu vẫn là một mối đe dọa”.

Các cuộc đàm phán hạt nhân - điều mà các nhà ngoại giao ban đầu cho biết để đạt được mục đích đạt được một thỏa thuận vào tháng 6, có vẻ phức tạp hơn dự đoán. Iran và Mỹ có thể sẽ cần thêm thời gian để hàn gắn những xích mích, với một thỏa thuận có thể bị trì hoãn cho đến tháng 8.

“Họ sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra với Iran. Nếu thoả thuận vẫn bị trì hoãn và nhu cầu tăng lên như chúng tôi mong đợi, thì OPEC sẽ cần phải tăng nguồn cung”, Amrita Sen, nhà phân tích dầu tại công ty tư vấn Energy Aspects, cho biết.

Hoàng tử Abdulaziz có lẽ cũng đang chờ thị trường tiêu thụ hết lượng dầu mới mà Ả Rập Xê Út và phần còn lại của OPEC + đang bổ sung. Vào tháng 5, các-ten hàng hoá đã tăng thêm 600,000 thùng/ngày. Trong tháng này, lượng dầu sẽ tăng thêm 700,000 thùng/ngày và trong tháng 7 là gần 850,000 thùng. Chúng ta sẽ nhận thấy tác động của nó vào mùa hè này. 

Tuy nhiên, phương pháp chờ đợi và xem xét đã tạo ra một vấn đề đối với người tiêu dùng: các nhà lọc dầu không chắc chắn về các động thái tiếp theo của OPEC có thể lao vào thị trường giao ngay trước khi giá tăng hơn nữa. Và khi giá tăng cao, những công ty lọc dầu khác cũng sẽ làm như vậy, tạo ra một vòng xoáy. Có nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang mong đợi điều đó xảy ra.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ