RBA mua thêm Trái phiếu, tiếp tục bảo vệ lợi suất mục tiêu

RBA mua thêm Trái phiếu, tiếp tục bảo vệ lợi suất mục tiêu

13:56 25/02/2021

NHTW của Úc đã “quay trở lại” thị trường trái phiếu kỳ hạn ba năm lần thứ hai trong tuần này khi có khả năng xảy ra commodities supercycle (một chu kỳ mà hàng hóa mang về lợi nhuận khổng lồ, do nhu cầu tăng lên cao nhất ) và lạm phát toàn cầu đang đẩy lợi suất lên trên mức mục tiêu.

Lợi suất hiện đã tiến gần đến mục tiêu 0.1% sau khi RBA thông báo vào thứ Năm rằng sẽ tiến hành mua thêm 3 tỷ dollar Úc trái phiếu đáo hạn vào tháng 4 năm 2023 và 2024. Trong bối cảnh “reflation trade” đang tăng cao trên thị trường lãi suất toàn cầu, tuyên bố mua 1 tỷ dollar Úc trái phiếu vào thứ Hai trước đó lại không có nhiều tác động. 

RBA đã kết thúc quá trình kiểm soát đường cong lợi suất trong suốt 2 tháng khi các nhà đầu tư nghi ngờ liệu ngân hàng có còn thực hiện theo kế hoạch nhằm duy trì mức lãi suất hiện tại đến năm 2024. Sự hoài nghi càng được thể hiện rõ khi chúng ta nhìn vào một giao dịch phổ biến của họ: bán Trái phiếu đáo hạn tháng 4/2024 và mua trái phiếu tháng 11/2024, hành động này sẽ kéo dài thời gian đáo hạn. 

Nhà đầu tư hiện đang rất lạc quan với tốc độ phục hồi kinh tế nhanh chóng của Úc, khi nước này đã ngăn chặn Covid-19 hiệu quả, và sử dụng thành công những biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ lớn nhằm khuyến khích chi tiêu của các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp. Bên cạnh đó giá quặng sắt - mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Úc tăng vọt, cũng đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy khác khi chạm mốc $170/ tấn trong tuần này và đóng cửa cao kỷ lục. 

Ngoài ra, những nhà hoạch định chính sách ở Châu Âu và Mỹ đều có chung những thách thức. Thứ Ba tuần này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell đã đưa ra tín hiệu rằng Fed sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế, ngay cả khi ông bày tỏ kỳ vọng về sự hồi phục của nền kinh tế vào cuối năm nay.

Bản thân Lowe cũng hoài nghi về bất kỳ sự phục hồi nhanh chóng nào của lạm phát. Ông đã lưu ý rằng ngay cả trước đại dịch, khi tỷ lệ thất nghiệp ở phía trước là 4 ở một số bang ở Úc, nước này vẫn chưa đạt được CPI mục tiêu ở mức 2-3%. Chỉ số lạm phát hàng năm gần đây nhất của Úc chỉ mới đạt 0.9% và tỷ lệ thất nghiệp hiện là 6.4%.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng sau “ngày giải phóng” – thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ rúng động bởi làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro sau những tuyên bố chính sách thương mại từ Tổng thống Donald Trump – Phố Wall đã chứng kiến một cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp

Dù chính sách dưới thời Trump có thể gây tổn hại cho kinh tế Mỹ, nền tảng vững chắc về năng suất, vốn và công nghệ vẫn giúp duy trì khoảng cách tăng trưởng vượt trội so với châu Âu. Trong khi đó, châu Âu dù có dấu hiệu cải thiện, vẫn đối mặt với những giới hạn cấu trúc và rào cản cải cách khiến khả năng bắt kịp Mỹ trong trung hạn là rất thấp.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ