Muốn biết được khẩu vị rủi ro năm tới, hãy nhìn vào tỷ lệ Nasdaq-Dow Jones

Muốn biết được khẩu vị rủi ro năm tới, hãy nhìn vào tỷ lệ Nasdaq-Dow Jones

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

05:00 28/12/2022

Trong khi hầu hết các trader tập trung vào một tài sản duy nhất hoặc có thể là thị trường đang chuẩn bị bước vào năm giao dịch mới, ta nên có cái nhìn về hệ thống rộng lớn hơn. Và, đối với bối cảnh cơ bản đó, tỷ lệ Nasdaq-Dow mang lại cái nhìn thú vị.

Khẩu vị rủi ro liệu có thể cải thiện trong năm tới? Nếu bạn đã giao dịch hoặc đầu tư một thời gian ngắn, thì có khả năng thuật ngữ ''khẩu vị rủi ro'' hoặc ''tâm lý'' đã từng được đề cập. Thị trường là đỉnh cao của sự kết hợp sự hợp lý trong phân tích với chút "bản năng" khó diễn tả được. Chính khía cạnh vô hình đó gây ra biến động, thường dẫn đến sự đảo chiều (tăng hoặc giảm) và có thể tiếp thêm động lượng cho các xu hướng dài hạn.

Có nhiều cách đánh giá tâm lý thị trường. Đầu tiên, ta có thể nhìn vào một thước đo đại diện cho tất cả, chẳng hạn như S&P 500. Chỉ số không chỉ đại diện cho cổ phiếu, tài sản đầu tư phổ biến nhất, mà còn cả thị trường lớn nhất (Mỹ) và là tài sản cơ sở cho nhiều hợp đồng tương lai, quyền chọn và cả chỉ số khác như VIX. Ngoài ra, ta cũng có thể so sánh các chỉ số tài sản khác nhau. Khi những tài sản này có tương quan cao, và tăng hoặc giảm mạnh, động lực chính ắt sẽ đến từ khẩu vị giới đầu tư.



Nếu chỉ một chỉ số giới hạn góc nhìn của ta, thêm vào một chỉ số khác sẽ giúp ta có cái nhìn sâu hơn. Tương quan giữa các tài sản ít liên quan đến nhau có thể là tín hiệu về việc thị trường đang bị chèo kéo thế nào bởi khẩu vị rủi ro, nhưng chính những biến động này cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để thấy được tâm lý, ta có thể so sánh các chỉ số với nhau, chẳng hạn như Dow Jones và Nasdaq.

Sàn Nasdaq niêm yết các công ty phi tài chính lớn nhất, và có tỷ trọng cổ phiếu công nghệ tương đối lớn. Do đó, chỉ số tập trung vào các công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế, tăng mạnh hơn trong điều kiện thuận lợi và giảm mạnh hơn trong các tình huống ngược lại. Đối với năm 2022, Nasdaq 100 giảm khoảng 34% và đang ở ngay trên đường MA 60 tháng và mức Fibonacci 38.2% của pha tăng giảm từ đỉnh năm ngoái xuống đáy 2022.

Biểu đồ Nasdaq 100 (khung tháng)

Còn chỉ số Dow Jones gồm 30 công ty lớn nhất ở Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, thường tăng không mạnh trong giai đoạn kinh tế bùng nổ và cũng không giảm mạnh khi suy thoái. Dow Jones đang giảm khoảng 9% từ đầu năm.

Biểu đồ Dow (khung tháng)

Cả Nasdaq và Dow Jones đều đại diện cho các thị trường thanh khoản cao tại Hoa Kỳ, nhưng có sự khác biệt giữa góc nhìn của giới đầu tư với cả hai. Tỷ lệ Nasdaq-Dow đã giảm khoảng 28% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, thời điểm dịch Covid bùng phát. Tất nhiên, trong thời kỳ đó giới đầu tư đã chuyển hướng cực kỳ risk-off, sau đó là giai đoạn ríks-on thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích. Trong giai đoạn đó, Nasdaq hưởng lợi rất nhiều.

Tỷ lệ Nasdaq/Dow Jones (khung tháng)

Trong giai đoạn giảm hiện tại, đây sẽ là bước ngoặt của cả thị trường. Tỷ lệ này đạt đỉnh trong tháng 11/2021 đúng bằng giai đoạn bong bóng dot-com tháng 3/2000. Đúng là thị trường đã đổ xô vào cổ phiếu công nghệ khoảng 3 năm gần đây, nhưng nó chưa là gì so với kỷ nguyên internet mới chớm nở. Sự khác biệt lúc này là vốn hóa và khẩu vị đầu cơ

Nhìn về năm 2023, có nhiều chủ đề cơ bản cần suy nghĩ, bao gồm thị trường tài chính thắt chặt hơn (lãi suất cao hơn), các vấn đề thương mại và lo ngại suy thoái kinh tế. Ngoài ra còn có các yếu tố thời vụ để tính đến. Nhìn vào từng tháng, tháng 1 thường bullish với S&P 500 với mức độ biến động và khối lượng giao dịch vừa phải. Tuy nhiên, hiệu suất so với cùng kỳ của mỗi tháng cũng có sự khác nhau. Có vẻ như các điều kiện thời vụ cũng có ảnh hưởng nằm ngoài thước đo các tháng. Chu kỳ kinh tế, thanh khoản và một thế hệ đầu cơ mới sinh ra (thông qua cổ phiếu meme và tiền điện tử) cũng đang chi phối.

Trung bình hiệu suất S&P 500, khối lượng giao dịch và chỉ số VIX trong từng tháng

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức

Khởi đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã không suôn sẻ như kỳ vọng. Sau nhiều năm nước Đức rơi vào trạng thái trì trệ chính trị với những bất đồng nội bộ kéo dài, đặc biệt là dưới thời cựu Thủ tướng Olaf Scholz, sự lên nắm quyền của Merz lẽ ra phải là một tín hiệu tái thiết cho nước Đức và thậm chí là cho cả châu Âu – nơi đang khao khát một kiểu lãnh đạo dứt khoát, mang tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Ngày 9/5 – Ngày châu Âu – vốn được xem là biểu tượng của hòa bình và đoàn kết, giờ đây lại trở nên tương phản với thế giới đang rối ren bên ngoài. Châu Âu đang ở trong một vị thế chiến lược đơn độc: Nga là kẻ thù, Trung Quốc là đối thủ – đồng thời cũng là đối tác, còn nước Mỹ của Donald Trump là một mối đe dọa hoặc gánh nặng tiềm tàng.
Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng

Sự bất ổn trong chính sách thuế quan Mỹ và những biến động thị trường phản ánh sự thay đổi trong niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và hệ thống toàn cầu. Các quốc gia cần tìm cách đối phó với những thay đổi cấu trúc sâu rộng và khôi phục sự ổn định trong bối cảnh ngày càng nhiều bất định.
Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt

Goldman Sachs hạ dự báo tỷ giá USD/CNH xuống mức 7 trong 12 tháng, phản ánh kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ mạnh lên nhờ tiến triển trong đàm phán Mỹ - Trung và xuất khẩu ổn định. BNP Paribas cũng cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ có dư địa phục hồi nếu USD tiếp tục suy yếu và tăng trưởng nội địa vượt kỳ vọng.
Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới

Châu Âu đang đứng giữa ba lựa chọn chiến lược: độc lập quân sự và kinh tế, bảo vệ toàn cầu hóa, hay tiếp tục phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khối này đang thiếu khả năng phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, và nếu không chủ động, Châu Âu có thể bị gạt ra ngoài lề.
Rào cản thương mại nội địa cản trở tăng trưởng không kém gì thuế quan
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Rào cản thương mại nội địa cản trở tăng trưởng không kém gì thuế quan

Đây là thời điểm đặc biệt bận rộn đối với các nhà đàm phán thương mại toàn cầu. Nhiều quốc gia đang tích cực thương lượng với Nhà Trắng nhằm thuyết phục Tổng thống Trump điều chỉnh các kế hoạch áp dụng thuế đối ứng. Đồng thời, các nước cũng đẩy nhanh việc ký kết thỏa thuận với bên thứ ba để giảm thiểu tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ.
Mỹ tuyên bố ‘tiến bộ đáng kể’ sau đàm phán thương mại với Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ tuyên bố ‘tiến bộ đáng kể’ sau đàm phán thương mại với Trung Quốc

Sau hai ngày đàm phán tại Geneva, Mỹ và Trung Quốc cho biết đã đạt được tiến triển ban đầu và một số đồng thuận quan trọng. Dù chưa có thỏa thuận cụ thể, cả hai bên nhất trí tiếp tục đối thoại nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại. Thị trường tài chính phản ứng tích cực trước khả năng đối đầu kinh tế được xoa dịu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ