ADB hạ thấp triển vọng tăng trưởng năm 2021 của châu Á đang phát triển còn 7,2%

ADB hạ thấp triển vọng tăng trưởng năm 2021 của châu Á đang phát triển còn 7,2%

17:49 20/07/2021

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo mức tăng trưởng kinh tế 7,2% trong năm nay cho châu Á đang phát triển, so với mức dự báo 7,3% hồi tháng 4, do các đợt bùng phát mới của dịch bệnh Covid-19 làm chậm quá trình phục hồi ở một số nền kinh tế trong khu vực... Triển vọng cho năm 2022 được nâng từ 5,3% lên 5,4%.

Ngày 20/7, Bản bổ sung cho ấn phẩm kinh tế hàng đầu của ADB, báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021, đưa ra những dự báo cập nhật cho các nền kinh tế của khu vực và mức lạm phát trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Theo đó, không tính các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm: Hồng Kông (Trung Quốc); Hàn Quốc; Singgapore; và Đài Loan (Trung Quốc), triển vọng tăng trưởng cập nhật của châu Á đang phát triển là 7,5% cho năm 2021 và 5,7% cho năm 2022, so với các con số dự báo trước đây lần lượt là 7,7% và 5,6%.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: “Công cuộc phục hồi sau đại dịch Covid-19 của châu Á và Thái Bình Dương đang tiếp diễn, mặc dù con đường còn bấp bênh trong bối cảnh các đợt bùng phát mới, các biến thể vi-rút mới và việc triển khai vaccine không đồng đều. Ngoài các biện pháp ngăn chặn và tiêm chủng, việc phục hồi các hoạt động kinh tế có chiến lược và theo từng giai đoạn - ví dụ như thương mại, sản xuất và du lịch - sẽ là chìa khóa để bảo đảm công cuộc phục hồi xanh, bao trùm và bền bỉ".

Đại dịch Covid-19 vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng này, do các đợt bùng phát tiếp tục diễn ra ở nhiều nền kinh tế. Số ca mắc mới hàng ngày trong khu vực đã lên tới đỉnh điểm là 434.000 ca hồi giữa tháng 5. Con số này giảm xuống còn 109.000 ca vào cuối tháng 6, tập trung chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Trong khi đó, việc triển khai vaccine trong khu vực đang dần được đẩy mạnh, với trung bình 41,6 liều trên 100 người vào cuối tháng 6 - cao hơn con số trung bình toàn cầu là 39,2, nhưng thấp hơn so với tỉ lệ 97,6 ở Hoa Kỳ và 81,8 tại Liên minh châu Âu.

Triển vọng tăng trưởng của Đông Á cho năm 2021 tăng từ 7,4% hồi tháng 4 lên 7,5%, trong bối cảnh mức phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến của các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông (Trung Quốc); Hàn Quốc; và Đài Loan (Trung Quốc). Dự báo tăng trưởng cho tiểu vùng này trong năm 2022 được giữ nguyên ở mức 5,1%.

Tương tự, triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc cũng được duy trì ở mức 8,1% cho năm nay và 5,5% cho năm 2022, trong bối cảnh sự phục hồi ổn định của các ngành công nghiệp, xuất khẩu và dịch vụ.

Triển vọng tăng trưởng của năm nay cho khu vực Trung Á đã được nâng lên 3,6%, so với mức 3,4% trong dự báo hồi tháng 4. Điều này chủ yếu là nhờ triển vọng được cải thiện tại Armenia, Jordanie và Kazakhstan - nền kinh tế lớn nhất của tiểu vùng. Triển vọng của Trung Á trong năm 2022 vẫn giữ nguyên ở mức 4,0%.

Dự báo cho năm 2021 đối với các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương bị hạ thấp, do các đợt bùng phát mới đang được ứng phó bằng các biện pháp ngăn chặn và hạn chế, gây thiệt hại tới hoạt động kinh tế.

Triển vọng tăng trưởng của Nam Á cho năm tài khóa 2021 giảm từ 9,5% xuống còn 8,9%. Dự báo cho Ấn Độ bị hạ một điểm phần trăm, xuống còn 10,0%. Triển vọng năm 2021 của Đông Nam Á được điều chỉnh từ 4,4% xuống còn 4,0%, trong khi dự báo cho các nền kinh tế Thái Bình Dương giảm từ 1,4% xuống còn 0,3%. Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng của năm 2022 cho các tiểu vùng này đã tăng lần lượt lên 7,0%, 5,2% và 4,0%.

Dự báo về mức lạm phát năm nay của châu Á và Thái Bình Dương được nâng từ 2,3% hồi tháng 4 lên 2,4%, phản ánh giá dầu và giá hàng hóa gia tăng. Con số dự báo cho năm 2022 vẫn ở mức 2,7%.

Link gốc tại đây.

Theo Thời báo ngân hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ