Tin tức chỉ số DAX: Quay đầu giảm trong bối cảnh bế tắc thương mại và căng thẳng Trung Đông

Tin tức chỉ số DAX: Quay đầu giảm trong bối cảnh bế tắc thương mại và căng thẳng Trung Đông

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

14:55 19/06/2025

DAX giảm xuống 23,176 khi căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, với việc Trump ám chỉ đến khả năng hành động quân sự trong tuần này. Đàm phán thương mại Mỹ-EU đình trệ, với cảnh báo của Trump về thuế quan, làm tăng rủi ro cho các ngành công nghiệp xuất khẩu nặng liên quan đến DAX. Việc Fed giữ nguyên lãi suất, dự báo ôn hòa và bình luận của Powell cũng sẽ định hướng khẩu vị rủi ro vào đầu phiên giao dịch ngày 19 tháng 6.

DAX đứng trước nguy cơ suy giảm khi căng thẳng Mỹ - Iran gây biến động

 

Tổng thống Donald Trump đã thổi bùng lo ngại về khả năng Mỹ thực hiện hành động quân sự nhằm vào Iran, làm dấy lên những quan ngại mới về một bước leo thang trong xung đột Israel-Iran. Chỉ số DAX sụt giảm 0.61%, chạm mức 23,176 trong phiên giao dịch sáng ngày 19 tháng 6.

Các nguồn tin từ CN Wire cho biết ông Trump đã phê duyệt kế hoạch tấn công Iran nhưng đang tạm hoãn thực hiện để theo dõi phản ứng từ Tehran:

“Tổng thống Donald Trump nói với các trợ lý cấp cao rằng ông đã chấp thuận kế hoạch tấn công Iran, nhưng tạm thời trì hoãn để đánh giá khả năng Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.”

Khi được hỏi về khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân, ông Trump trả lời:

“Tôi có thể làm điều đó, hoặc có thể không. Tuần tới sẽ rất quan trọng, có thể còn sớm hơn.”

Việc Mỹ triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến tới khu vực càng làm dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công quân sự sắp xảy ra.

Hiệu suất ngành

Bất định trong đàm phán thương mại Mỹ-EU tiếp tục đè nặng lên các cổ phiếu thuộc ngành ô tô và công nghệ. Porsche giảm 0.80%, trong khi BMW, Mercedes-Benz Group và Volkswagen đều ghi nhận xu hướng tiêu cực. Infineon Technologies và SAP cũng lần lượt giảm 0.98% và 0.93%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu quốc phòng như Rheinmetall và MTU Aero tăng nhẹ, lần lượt 0.26% và 1.8%, do ảnh hưởng từ các diễn biến địa chính trị.

Bình luận của chủ tịch ECB là tâm điểm 

Trong phiên giao dịch châu Âu, các bình luận từ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde sẽ được theo dõi sát sao, do ảnh hưởng tiềm tàng tới cổ phiếu niêm yết trên DAX. Sự không chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất tiếp theo khiến thị trường nhạy cảm với mọi dấu hiệu từ ECB.

Phát biểu trước đó ngày 16 tháng 6, Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos nhấn mạnh mức độ bất định hiện tại:

“Chúng tôi đã công bố các kịch bản thay thế vì mức độ bất định rất cao, đặc biệt liên quan đến chính sách thương mại. Trong kịch bản cơ bản, giả định không có sự trả đũa. Trong kịch bản bất lợi, chúng tôi giả định thuế suất cao hơn và có trả đũa.”

Đàm phán thương mại - yếu tố quyết định hướng đi của Dax

Các nhận định từ ECB một lần nữa nhấn mạnh vai trò then chốt của chính sách thương mại đối với triển vọng kinh tế khu vực đồng euro và diễn biến của DAX. Tuần này, đàm phán thương mại giữa Mỹ và EU đang rơi vào trạng thái đình trệ. Tổng thống Trump cho biết:

“Chúng tôi đang đàm phán, nhưng tôi không nghĩ họ đang đề xuất một thỏa thuận công bằng. Hoặc họ sẽ đạt được một thỏa thuận hợp lý, hoặc họ sẽ phải trả mức thuế mà chúng tôi đưa ra.”

Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thể hiện giọng điệu tích cực hơn:

“Về thương mại, chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho các nhóm kỹ thuật đẩy nhanh tiến độ nhằm đạt được một thỏa thuận công bằng và toàn diện. Hãy hoàn tất điều này.”

Phố Wall biến động sau khi Fed giữ nguyên lãi suất

Thị trường chứng khoán Mỹ khép lại phiên 18 tháng 6 với diễn biến trái chiều sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), các dự báo kinh tế mới và cuộc họp báo của Chủ tịch Jerome Powell. Chỉ số Nasdaq Composite tăng nhẹ 0,13%, trong khi Dow Jones và S&P 500 lần lượt giảm 0,10% và 0,03%.

Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,5% và dự kiến sẽ có hai lần cắt giảm trong phần còn lại của năm 2025. Tuy nhiên, ông Powell hạ thấp vai trò của các dự báo này, nhấn mạnh sự phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế thực tế — đặc biệt sau khi nâng kỳ vọng lạm phát và giảm dự báo tăng trưởng năm 2025.

Lập trường "phụ thuộc dữ liệu" của Fed cùng với rủi ro địa chính trị tại Trung Đông đang ảnh hưởng rõ rệt đến khẩu vị rủi ro toàn cầu, tác động trực tiếp đến tâm lý giao dịch tại châu Âu trong ngày thứ Năm.

Triển vọng ngắn hạn

Đường đi ngắn hạn của chỉ số DAX sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố chính: diễn biến tại Trung Đông, tiến trình đàm phán thương mại Mỹ–EU và các tín hiệu chính sách từ ECB.

  • Kịch bản giảm giá: Nếu Mỹ can thiệp quân sự vào xung đột Iran–Israel, đàm phán thương mại rơi vào bế tắc, hoặc ECB đưa ra lập trường diều hâu, DAX có thể giảm về ngưỡng 23,000, thậm chí mở rộng đà giảm về dưới mức này.
  • Kịch bản tăng giá: Một lệnh ngừng bắn tại Trung Đông, tiến triển trong đàm phán hạt nhân Mỹ–Iran hoặc thông điệp ôn hòa từ ECB có thể đẩy DAX vượt ngưỡng 23,500, hướng đến mục tiêu 24.000.

Triển vọng kỹ thuật DAX

DAX đang giao dịch dưới đường trung bình động lũy thừa (EMA) 50 ngày nhưng vẫn trụ vững trên đường EMA 200 ngày, phản ánh xu hướng giảm ngắn hạn.

Một cú phá vỡ lên trên EMA 50 ngày có thể kích hoạt đà tăng đến 23,500, và nếu vượt qua ngưỡng này, mục tiêu tiếp theo sẽ là 23,750.

Ở chiều ngược lại, nếu DAX xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 23,000, mức đáy tháng 5 tại 22.765 sẽ trở thành vùng mục tiêu tiếp theo.

Chỉ số RSI 14 ngày đang ở mức 39.47, cho thấy chỉ số vẫn còn dư địa giảm trước khi rơi vào vùng quá bán (RSI < 30).

Biểu đồ hàng ngày DAX gửi tín hiệu giá giảm giá ngắn hạn.

Chỉ số DAX – Biểu Đồ Hàng Ngày – 190625

Kết luận: Thị trường trước ngưỡng biến động cao

Biến động có thể gia tăng trong ngắn hạn khi các nhà đầu tư phản ứng với các tin tức nóng từ Trung Đông, các cập nhật về đàm phán thương mại, cũng như định hướng chính sách từ ECB. Ngoài ra, các yếu tố nội địa từ Berlin cũng có thể góp phần định hình tâm lý thị trường trong những ngày tới.

fxempire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

DAX phục hồi khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-EU nâng cao tâm lý thị trường, bất chấp các nguy cơ leo thang thuế quan từ cả hai phía. Dữ liệu lạm phát Mỹ được dự báo tăng, với CPI lõi có thể đạt 3%, làm gia tăng khả năng trì hoãn chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Chỉ số DAX có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nếu lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng và các ngân hàng trung ương giữ quan điểm diều hâu.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm đến mốc 24,500 khi GDP Trung Quốc vượt dự báo, cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng

Tin tức chỉ số Hang Seng: Phe mua nhắm đến mốc 24,500 khi GDP Trung Quốc vượt dự báo, cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng

GDP quý 2 của Trung Quốc tăng trưởng 5.2% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức mục tiêu 5.0% và xoa dịu những lo ngại về tiêu dùng nội địa yếu kém. Các ông lớn công nghệ như Alibaba và Baidu ghi nhận mức tăng tích cực, kéo chỉ số Hang Seng TECH tăng 0.40% trong phiên giao dịch sáng ngày 15/7. Chỉ số Hang Seng tăng 0.21%, được hỗ trợ bởi đà phục hồi của nhóm cổ phiếu xe điện và công nghệ, bù đắp phần nào mức giảm trong lĩnh vực bất động sản, trong bối cảnh tâm lý tích cực liên quan đến NVIDIA.
Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro giảm giá gia tăng khi căng thẳng thương mịa Mỹ - EU leo thang

Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro giảm giá gia tăng khi căng thẳng thương mịa Mỹ - EU leo thang

DAX giảm phiên thứ hai liên tiếp khi kế hoạch thuế quan của Trump đối với EU gây ra làn sóng bất ổn mới trên thị trường. Phố Wall chịu áp lực sau khi Trump gửi thư thông báo thuế quan tới EU và Mexico, kéo giảm tâm lý rủi ro toàn cầu. Triển vọng DAX phụ thuộc vào tiến triển đàm phán thương mại Mỹ-EU và định hướng từ các ngân hàng trung ương, trong bối cảnh hợp đồng tương lai báo hiệu mở cửa yếu.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Dữ liệu thương mại hỗ trợ đà phục hồi, nhưng thuế quan Mỹ làm lu mờ triển vọng

Tin tức chỉ số Hang Seng: Dữ liệu thương mại hỗ trợ đà phục hồi, nhưng thuế quan Mỹ làm lu mờ triển vọng

Chỉ số Hang Seng tăng điểm khi dữ liệu thương mại Trung Quốc và các biện pháp kích thích bù đắp tác động từ thông báo thuế quan của Mỹ. Các cổ phiếu xe điện (EV), công nghệ và bất động sản dẫn đầu đà tăng sau số liệu xuất khẩu tích cực và các cam kết chính sách từ Bắc Kinh. Cổ phiếu NIO tăng mạnh 10% nhờ lượng đơn đặt hàng ấn tượng cho mẫu SUV L90, kéo theo đà tăng của nhóm EV niêm yết tại Hồng Kông.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Bắc Kinh cam kết có các biện pháp kích thích có đủ sức kéo chỉ số vượt mốc 24,500?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức chỉ số Hang Seng: Bắc Kinh cam kết có các biện pháp kích thích có đủ sức kéo chỉ số vượt mốc 24,500?

Cam kết hỗ trợ kinh tế của Bắc Kinh đã thúc đẩy chỉ số Hang Seng, với kỳ vọng tăng vượt kháng cự tại 24,500. Cổ phiếu công nghệ và xe điện tăng mạnh nhờ kỳ vọng kích thích; Alibaba và Tencent tăng lần lượt 1.94% và 1.09%. Thị trường đang chờ đợi dữ liệu thương mại quan trọng, định hướng từ Fed và cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc để xác định xu hướng kế tiếp của Hang Seng.
Tin tức chỉ số DAX: DAX lập đỉnh lịch sử nhờ kỳ vọng Fed và triển vọng thỏa thuận thương mại Mỹ–EU

Tin tức chỉ số DAX: DAX lập đỉnh lịch sử nhờ kỳ vọng Fed và triển vọng thỏa thuận thương mại Mỹ–EU

DAX tăng 0.36% lên mức kỷ lục, được hỗ trợ bởi kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất và tâm lý tích cực quanh thỏa thuận thương mại Mỹ–EU. EU và Mỹ có thể hoàn tất một thỏa thuận khung trước thời hạn 1/8 của Tổng thống Trump, góp phần cải thiện tâm lý thị trường. Biên bản họp Fed cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất trong quý 3, nâng xác suất cắt giảm trong tháng 9 lên 73% từ mức 64.6%.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh thúc đẩy cổ phiếu xe điện và bất động sản

Tin tức Chỉ số Hang Seng: Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh thúc đẩy cổ phiếu xe điện và bất động sản

Cổ phiếu EV và bất động sản tăng nhờ kỳ vọng chính sách, trong khi nhóm công nghệ chịu áp lực do tâm lý thận trọng. Cam kết hỗ trợ việc làm của Bắc Kinh làm gia tăng kỳ vọng vào nhu cầu nội địa và sự phục hồi thị trường do chính sách dẫn dắt.