Tin tức chỉ số DAX: Rủi ro điều chỉnh khi thuế uqan và lạm phát Mỹ đe dọa đà phục hồi

Diệu Linh
Junior Editor
DAX phục hồi khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-EU nâng cao tâm lý thị trường, bất chấp các nguy cơ leo thang thuế quan từ cả hai phía. Dữ liệu lạm phát Mỹ được dự báo tăng, với CPI lõi có thể đạt 3%, làm gia tăng khả năng trì hoãn chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed. Chỉ số DAX có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nếu lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng và các ngân hàng trung ương giữ quan điểm diều hâu.

DAX hướng tới đà phục hồi khi hạn chót cho đàm phán Mỹ - EU cận kề
Sự lạc quan của giới đầu tư về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ-EU tiếp tục thúc đẩy lực mua đối với cổ phiếu niêm yết trên DAX. Trong phiên giao dịch sớm ngày 15/7, DAX tăng 0.26% lên 24,224 điểm.
Liên minh châu Âu được cho là đã hoàn tất các biện pháp trả đũa bổ sung đối với hàng hóa Mỹ sau khi các cuộc đàm phán thương mại đình trệ. Theo CN Wire:
“Liên minh châu Âu đã hoàn thành danh sách bổ sung gồm các biện pháp trả đũa nhắm vào hàng hóa Mỹ trị giá 72 tỷ euro (84 tỷ USD), bao gồm máy bay Boeing, ô tô và rượu bourbon, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Danh sách gồm 206 trang do Ủy ban châu Âu chuẩn bị cũng bao gồm máy móc, hóa chất, nhựa, thiết bị y tế, điện tử, rượu vang và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác.”
Tuy nhiên, Tổng thống Trump tuyên bố sẵn sàng tiếp tục đàm phán thương mại với EU. Phái đoàn đàm phán của EU dự kiến sẽ quay trở lại Mỹ trước thời hạn ngày 1/8. Nếu các cuộc đàm phán thất bại, EU sẽ đối mặt với mức thuế 30% từ phía Mỹ.
Hiệu suất ngành: Cổ phiếu ngân hàng và xe hơn dẫn dắt đà tăng
Cổ phiếu ngành ô tô khởi sắc trong phiên sáng 15/7, khi thị trường tập trung vào tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-EU. Mercedes-Benz Group tăng 1.17%, trong khi BMW, Porsche và Volkswagen cũng ghi nhận mức tăng tích cực.
Ngành ngân hàng Đức cũng ghi nhận diễn biến khả quan trước thềm các báo cáo lợi nhuận quan trọng từ Mỹ. Deutsche Bank tăng 1.02%, Commerzbank tăng 0.12%.
Tâm lý kinh tế Đức được đặt trong tâm điểm
Các số liệu về tâm lý kinh tế sẽ được chú ý trong phiên châu Âu. Các nhà phân tích kỳ vọng Chỉ số Tâm lý Kinh tế ZEW của Đức sẽ tăng từ 47.5 điểm trong tháng 6 lên 50 điểm trong tháng 7. Sự cải thiện này có thể thúc đẩy nhu cầu với cổ phiếu DAX, trong khi con số thấp hơn kỳ vọng có thể gây áp lực lên thị trường.
FX Empire – Chỉ số Tâm lý Kinh tế ZEW của Đức
Mặc dù dữ liệu ZEW có ảnh hưởng, các diễn biến thương mại vẫn là nhân tố chính chi phối xu hướng của DAX.
Chỉ số chứng khoán Mỹ đi lên giữa các lo ngại lạm phát và lợi nhuận doanh nghiệp
Thị trường Mỹ khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 14/7, khi nhà đầu tư chuyển trọng tâm sang các báo cáo lạm phát và lợi nhuận doanh nghiệp sắp tới. Nasdaq Composite tăng 0.27%, Dow Jones và S&P 500 lần lượt tăng 0.2% và 0.14%.
Kỳ vọng rằng các mức thuế của Mỹ sẽ không gây tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế nội địa đã hỗ trợ tâm lý thị trường. Dữ liệu lao động mới nhất tiếp tục cho thấy nền kinh tế Mỹ duy trì sự vững vàng, làm dịu bớt lo ngại về suy thoái. Theo Polymarket, khả năng xảy ra suy thoái tại Mỹ đã giảm xuống còn 21%, so với 32% vào ngày 27/6 và 66% trong tháng 5.
Lạm phát và lợi nhuận ngân hàng Mỹ quyết định khẩu vị rủi ro
Kết phiên giao dịch ngày 15/7, dữ liệu lạm phát Mỹ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed. Dự báo lạm phát hàng năm sẽ tăng từ 2,4% (tháng 5) lên 2,7% (tháng 6), trong khi lạm phát lõi được dự báo đạt 3%, từ mức 2,8% trước đó.
Nếu lạm phát vượt kỳ vọng, áp lực giá có thể phản ánh tác động của thuế quan lên tiêu dùng, qua đó khiến Fed duy trì lãi suất cao lâu hơn. Ngược lại, dữ liệu lạm phát thấp hơn kỳ vọng có thể thúc đẩy khả năng Fed cắt giảm lãi suất sớm, hỗ trợ tâm lý đối với các tài sản rủi ro như DAX.
FX Empire – Tỷ Lệ Lạm Phát Hàng Năm của Mỹ
Bên cạnh lạm phát, các báo cáo lợi nhuận ngân hàng từ các “ông lớn” như Citigroup, JP Morgan Chase và Wells Fargo cũng sẽ tác động trực tiếp tới cổ phiếu ngân hàng trong DAX.
Triển vọng ngắn hạn DAX
Triển vọng ngắn hạn của DAX sẽ phụ thuộc vào diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-EU, dữ liệu lạm phát của Mỹ và lập trường chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.
- Kịch bản tiêu cực: Nếu căng thẳng thương mại leo thang, lạm phát Mỹ vượt dự báo hoặc ngân hàng trung ương phát tín hiệu diều hâu, DAX có thể điều chỉnh về vùng 24,000 điểm, thậm chí kiểm tra đường EMA 50 ngày.
- Kịch bản tích cực: Nếu đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ-EU, lạm phát Mỹ thấp hơn dự báo, hoặc Fed phát tín hiệu ôn hòa, DAX có thể hướng tới đỉnh tháng 7 ở mức 24,639 điểm.
Triển vọng kỹ thuật DAX
Mặc dù DAX vừa trải qua chuỗi giảm ba phiên, chỉ số vẫn duy trì trên đường trung bình EMA 50 và 200 ngày, báo hiệu xu hướng tích cực.
Việc bứt phá trên ngưỡng 24,500 điểm có thể mở ra khả năng tiến tới vùng đỉnh ngày 10/7 tại 24,639 điểm. Nếu lực mua duy trì, DAX có thể tiếp tục lên vùng 24,750 điểm.
Ở chiều ngược lại, việc đánh mất ngưỡng 24,000 điểm sẽ đưa mốc hỗ trợ 23.750 điểm vào tầm ngắm, với nguy cơ kiểm tra lại đường EMA 50 ngày trong trường hợp áp lực bán gia tăng.
Chỉ báo RSI 14 ngày hiện ở mức 56,65, cho thấy DAX vẫn còn dư địa tăng tới vùng 24,750 trước khi bước vào trạng thái quá mua (RSI > 70).
Chỉ số DAX – Biểu Đồ Ngày – 150725
Kết luận
Biến động trên thị trường có khả năng tiếp diễn khi nhà đầu tư tiếp tục phản ứng với các diễn biến thương mại, dữ liệu kinh tế then chốt và các tín hiệu chính sách từ ngân hàng trung ương.
Nhà giao dịch được khuyến nghị theo dõi sát sao cả yếu tố kỹ thuật lẫn cơ bản, đồng thời cập nhật lịch kinh tế để nắm bắt các cơ hội giao dịch hiệu quả hơn.
fxempire