Thị trường repo tại Anh đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các quỹ phòng hộ sử dụng đòn bẩy quá mức, làm gia tăng rủi ro hệ thống và đe dọa sự ổn định tài chính.
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua đợt lao dốc mạnh nhất trong vòng hai tháng, phản ánh bức tranh u ám từ các dữ liệu kinh tế khi niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp suy giảm sau một tháng Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền.
Giới tài chính đang xem nhẹ nguy cơ của một cuộc đại chuyển dịch đột ngột trong trật tự tài chính toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, với đồng USD là trung tâm điểm. Mặc dù số liệu lạm phát gần đây gây bất ngờ, đồng USD đã thoái lui khỏi đỉnh cao hậu bầu cử và chạm đáy hai tháng so với rổ tiền tệ chủ chốt vào đầu tuần này.
Cuộc chiến thương mại từ Mỹ đặt ra thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội cho EU phát hành trái phiếu chung, thu hút dòng vốn toàn cầu và củng cố vị thế tài chính của khối. Nếu tận dụng đúng thời điểm, EU có thể tạo ra một tài sản an toàn cạnh tranh với trái phiếu Mỹ, đồng thời tài trợ cho các mục tiêu chiến lược dài hạn.
Lạm phát ở Hoa Kỳ đang tăng và thị trường trái phiếu thực sự không thích điều đó. Nhưng ngoài trứng (hãy cẩn thận với cúm gia cầm), thì tình hình không đáng báo động và tình trạng giảm phát vẫn tiếp diễn, nhưng ở mức quá chậm.
Thị trường trái phiếu châu Âu chịu áp lực bán mạnh khi giới đầu tư lo ngại về đợt phát hành trái phiếu ồ ạt nhằm tài trợ cho kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng. Trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ đồng loạt tăng vọt, cổ phiếu quốc phòng trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền. Ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục khởi sắc nhờ kỳ vọng phục hồi kinh tế và làn sóng đổi mới công nghệ, đặc biệt tại Trung Quốc và Nhật Bản.
Michael Hartnett cho rằng Mỹ khó có thể khởi động một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc và việc CPI tăng cao trong tháng 1 thực tế là cơ hội đối với thị trường cổ phiếu và trái phiếu vì buộc Trump phải nới lỏng chính sách để tránh đợt lạm phát thứ hai. Ông tin rằng năm 2025 sẽ là năm của chứng khoán quốc tế, với các yếu tố hỗ trợ từ phục hồi sản xuất toàn cầu và chính sách tiền tệ linh hoạt từ Trung Quốc. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ tiếp diễn, nhưng sẽ không dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vừa đưa ra đề xuất kế hoạch "chuyển đổi tài sản trong bảng cân đối của Mỹ thành tiền", vậy khoản lãi tiềm năng từ kho vàng dự trữ của Bộ Tài chính Mỹ sẽ đi về đâu?
Vàng (XAU/USD) đã vượt qua mốc 2,900 USD/oz, được thúc đẩy bởi nhu cầu tài sản trú ẩn trong bối cảnh Trump tiếp tục "oanh tạc" thị trường với những thông báo về chính sách thuế quan mới Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới chỉ ra rằng rủi ro địa chính trị, cùng với dòng vốn ETF từ Châu Âu đóng góp đáng kể vào đà tăng giá của vàng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng do dữ liệu lao động mạnh và áp lực bán khống gia tăng, trong khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed dần suy yếu.
Giá vàng lập kỷ lục mới, trong khi chứng khoán thận trọng khi giới đầu tư dõi theo chính sách thương mại Mỹ và phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Trái phiếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục tăng dù dữ liệu chi tiêu Tết có vẻ tích cực, phản ánh lo ngại về nhu cầu yếu. Trong khi căng thẳng thương mại leo thang, Bắc Kinh phản ứng thận trọng hơn trước Mỹ, còn thị trường công nghệ Trung Quốc lại bứt phá nhờ cơn sốt DeepSeek.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra một tuyên bố đáng chú ý khi gợi ý rằng Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do Elon Musk đứng đầu có thể đã phát hiện ra những bất thường trong dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ. Phát biểu này làm dấy lên những nghi vấn về cách chính phủ Mỹ đang quản lý nợ công và các khoản thanh toán.