Theo các nguồn tin thân cận, Trung Quốc đang xem xét một phương án tài trợ mới cho chính quyền của các địa phương để mua những ngôi nhà chưa bán được sau khi một loạt các gói giải cứu không thể "vực dậy" được thị trường.
“Đừng bận tâm đến điều ấy”, đó là lời khuyên dành cho các nhà đầu tư bán lẻ khi thị trường chứng khoán biến động, như đã xảy ra trong vài tuần qua. Việc chứng kiến số tiền tiết kiệm khó khăn mới kiếm được biến mất trong chớp mắt thật khó có thể làm các nhà đầu tư bình tĩnh. Vì vậy, đừng kiểm tra danh mục đầu tư, đừng cộng dồn các khoản thua lỗ và trên hết, đừng quyết định rằng đây là thời điểm “đại tu” toàn bộ danh mục đầu tư. Chỉ cần đợi cơn hỗn loạn qua đi và giá cổ phiếu tiếp tục đà tăng dài.
Chỉ số PPI của Hoa Kỳ đã giảm nhẹ vào tháng 7. Cả lạm phát toàn phần (0.1% m/m và 2.2% y/y) và lạm phát cơ bản (0.0% m/m và 2.4% y/y) đều thấp hơn kỳ vọng. Giá hàng hóa tăng 0.6% m/m, trong khi giá dịch vụ giảm 0.2% m/m. Điều này cho thấy các công ty bán lẻ đang mất đi khả năng định giá và đang giảm giá mạnh hơn, điều này đã được phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều công ty.
Một bài báo gần đây do Stephen Miran và Tiến sĩ Nouriel Roubini, hay còn gọi là Tiến sĩ Doom, đồng tác giả, cáo buộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ sử dụng quyền phát hành nợ để thao túng các điều kiện tài chính. Tác giả ví các quyết định phát hành nợ gần đây của Bộ Tài chính với việc nới lỏng định lượng (QE) lén lút
Thị trường chứng khoán khép phiên trong sắc xanh vào hôm 06/07 và lợi suất TPCP Mỹ tăng sau khi lao dốc trong hai phiên "đổ máu" do báo cáo việc làm ảm đạm và động thái tháo chạy khỏi các giao dịch chênh lệch lãi suất.
Gần đây, các chỉ số chứng khoán chính đã có sự phục hồi nhẹ sau những đợt sụt giảm mạnh do việc bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu. Ví dụ, chỉ số S&P 500 tăng 1.4%, và chỉ số Dow Jones tăng hơn 1% sau khi giảm mạnh vào đầu tuần. Trong đợt giảm đó, chỉ số Dow Jones đã trải qua ngày tồi tệ nhất kể từ năm 2022, với mức sụt giảm 1,034 điểm chỉ trong một ngày.
Sự trượt dốc nhanh chóng của cổ phiếu Hoa Kỳ sau đợt bán TPCP Mỹ trị giá 42 tỷ USD yếu kém đã nhấn mạnh sự mong manh của thị trường tài chính toàn cầu sau biến động lịch sử.
NASDAQ tiếp tục bán tháo, nhưng nhóm ngành cổ phiếu vốn hóa nhỏ lại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và đảo chiều mức tăng đột biến trong vài tuần qua. Chỉ số DIA ổn định nhất khi dòng tiền vẫn đổ vào các cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn.
Các nhà đầu tư đã mua vào các cổ phiếu bị định giá , có lẽ vì chúng có giá trị nội tại tốt hơn, chứ không phải do lợi nhuận lớn.
Trái phiếu lại là ''người chiến thắng'' trong tuần qua. Lợi suất giảm đáng kể ở hầu hết các kỳ hạn.
Dù đang trong mùa báo cáo thu nhập với nhiều kết quả khả quan (giúp một số cổ phiếu tăng mạnh gần đây), nhưng các số liệu kinh tế xấu đi trong tuần này đã tác động mạnh đến thị trường.
Cổ phiếu châu Á tăng giá sau khi Phó thống đốc BoJ tuyên bố sẽ không tăng lãi suất nếu thị trường bất ổn, trấn an các nhà đầu tư đang lo lắng về sự sụt giảm của USDJPY.
Báo cáo việc làm yếu hơn dự kiến của Hoa Kỳ, với tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh kỷ lục sau đại dịch, đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái có thể xảy ra, phá vỡ kỳ vọng về một cuộc hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ.
Cổ phiếu Nhật Bản tăng mạnh ngay từ khi mở cửa, đảo ngược sự sụt giảm trong đợt bán tháo toàn cầu hôm thứ 2 khắp các thị trường từ New York đến London. HĐTL cổ phiếu Mỹ cũng tăng và TPCP Mỹ giảm.
Khi thị trường chứng khoán trên toàn cầu đang lao dốc, các trader đang bàn tán về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất khẩn cấp, sau khi cơ quan này đã bỏ lỡ cơ hội nới lỏng chính sách tiền tệ vào tuần trước. Tuy nhiên, điều này không chỉ khó có thể xảy ra mà còn có thể gây phản tác dụng.