Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Trung Quốc đã tuyên bố sẽ có những hành động quyết đoán để bảo vệ nền kinh tế, một ngày sau khi công bố áp thuế đối với hàng hóa Hoa Kỳ và kiểm soát xuất khẩu đất hiếm nhằm đáp trả các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Vanguard kỳ vọng đồng bảng Anh sẽ tăng lên mức 1.40 USD nhờ sự ổn định của nền kinh tế Anh và tác động ít từ cuộc chiến thương mại toàn cầu. Với sự suy yếu của đồng USD, mức 1.35-1.40 USD là mục tiêu khả thi cho đồng bảng vào cuối năm nay.
Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Chính sách thuế mới của Trump có thể kích hoạt làn sóng rút vốn toàn cầu, đe dọa thị trường tài chính Mỹ và làm lung lay trật tự kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, Mỹ, EU và Anh buộc phải tìm cách tự chủ về vốn để đối phó với những rủi ro đang gia tăng.
Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Các loại thuế đối ứng mới được Tổng thống Trump ban hành này sẽ như một biện pháp đáp trả những nước như Bangladesh và Việt Nam, đồng thời buộc người tiêu dùng Mỹ phải mua sản phẩm kém chất lượng hơn với giá đắt hơn.
Giới đầu tư toàn cầu đang chuẩn bị tâm thế cho đợt “rung lắc” tiếp theo trên thị trường quốc tế sau khi chứng khoán Mỹ và đồng USD trải qua phiên giao dịch tệ nhất trong nhiều năm, hậu quả từ gói thuế quan mới được công bố bởi Tổng thống Donald Trump.
Một số người lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng lạm phát, nhưng thực tế có thể diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Thị trường tỏ ra bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump thực sự thực hiện đúng cam kết áp thuế, điều này cho thấy sự quyết tâm của ông trong chính sách thương mại.