Chưa đến thời điểm Fed điều chỉnh chương trình mua trái phiếu

Chưa đến thời điểm Fed điều chỉnh chương trình mua trái phiếu

11:58 05/06/2021

Theo ông Williams, kinh tế Mỹ đã cải thiện và đang trên một quỹ đạo tích cực, song vẫn cách xa những tiến bộ đáng kể khiến Fed xem xét điều chỉnh chương trình mua trái phiếu.

Trả lời phỏng vấn, Chủ tịch chi nhánh New York của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) John Williams cho rằng hiện nay không phải thời điểm để Fed điều chỉnh chương trình mua trái phiếu, dù việc các chi nhánh của Fed thảo luận về những biện pháp cho tương lai là điều hoàn toàn hợp lý.

Theo ông Williams, kinh tế Mỹ đã cải thiện và đang trên một quỹ đạo tích cực, song vẫn cách xa những tiến bộ đáng kể khiến Fed xem xét điều chỉnh chương trình mua trái phiếu.

Fed đang mua lượng trái phiếu trị giá 120 tỷ USD/tháng như một phần trong chương trình chính sách mà ngân hàng này đưa ra vào năm ngoái để đối phó với đại dịch Covid-19. Các quan chức Fed cho biết cơ quan này sẽ bắt đầu thu hẹp quy mô của chương trình mua trái phiếu khi nền kinh tế đạt được tiến triển đáng kể hơn nữa đối với các mục tiêu đã đề ra. Dự kiến, các nhà hoạch định chính sách của Fed họp vào ngày 15 - 16/6.

Mối lo ngại về lạm phát là một trong những lý do khiến các nhà hoạch định chính sách bắt đầu thảo luận về việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu sớm hơn. Thống kê cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 3,6% trong tháng 4.

Song, ông Williams đã "xem nhẹ" nguy cơ lạm phát vượt quá mục tiêu 2% của Fed trong một thời gian dài. Theo ông, các doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc điều chỉnh khi kinh tế Mỹ mở cửa trở lại nhanh chóng trước những vấn đề về chuỗi cung ứng, song những vấn đề này sẽ cải thiện trong những tháng và quý tới.

Link gốc tại đây.

Tổng hợp theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”