Vàng mất ánh hào quang, còn bao lâu mới "sáng" trở lại?

Ngọc Lan
Junior Editor
Trong phiên giao dịch gày hôm qua (12/05/2025), giá vàng đã lao dốc hơn 2%, bị cuốn theo làn sóng tâm lý ưa thích rủi ro đang bao trùm toàn bộ các thị trường tài chính quốc tế.

Nguyên nhân bắt nguồn từ sự kết hợp hiệu quả giữa những bước tiến tích cực trong ngoại giao, niềm lạc quan tăng cao về thương mại và loạt tuyên bố đầy triển vọng của Tổng thống Trump liên quan đến các sự kiện địa chính trị quan trọng. Trong trường hợp những cam kết này được hiện thực hoá một cách triệt để, điều này có thể đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên ổn định địa chính trị tương đối mới. Dù vậy, những nhà đầu tư mang tư duy chiến lược dài hạn cần phải thận trọng cân nhắc liệu rằng tình trạng hoà bình này có thể duy trì được sự bền vững, hay liệu vàng hiện đang âm thầm chuẩn bị cho một đợt tăng giá mạnh mẽ tiếp theo?
Biểu đồ giá vàng
Trump với vai trò người vận động thị trường
Những phát biểu buổi sáng của Tổng thống Trump như hiện thân của giấc mơ ngoại giao hoàn hảo. Ông ca ngợi việc ngừng bắn toàn diện giữa Ấn Độ và Pakistan, bày tỏ sự ủng hộ cho hội nghị thượng đỉnh Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ, và đánh giá cao việc Trung Quốc đồng ý ngăn chặn dòng fentanyl với lời hứa được "thưởng" bằng các nhượng bộ thương mại. Đồng thời, Tổng thống Trump nhấn mạnh việc tăng cường sản xuất nội địa Mỹ sau cuộc điện thoại với Tim Cook, ám chỉ những bước tiến lịch sử ở Trung Đông, và cam kết quyết liệt đàn áp tình trạng thao túng giá cả trong ngành dược phẩm.
Làn sóng lạc quan này đã phác hoạ bức tranh về một thế giới ổn định và hợp tác chặt chẽ hơn. Thị trường phản ứng rất tích cực trước những tín hiệu này.. Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận đà tăng vọt khi S&P 500 và Nasdaq cùng tăng hơn 1%, các nhà đầu tư từ bỏ chiến lược phòng thủ và tăng cường đầu tư vào tài sản rủi ro cao. Vàng, được coi là chỉ báo tối thượng của nỗi lo sợ, đã phải chịu áp lực giảm mạnh.
Dù vậy, khi nghiên cứu kỹ hơn, có thể thấy những cơ sở của làn sóng lạc quan này vẫn còn khá mong manh.
Giá vàng sụt giảm: Phản ứng ngắn hạn chứ chưa phải thay đổi căn bản
Việc giá vàng giảm xuống mức 3,212 USD/oz trong phiên hôm qua phần lớn phản ánh thái độ tái định vị của thị trường chứ không phải là tín hiệu của việc giải quyết căn bản các xung đột địa chính trị. Các nhà đầu tư đang định giá cho những kỳ vọng tích cực trước khi các hiệp định chính thức được ký kết chính thức.
Dù việc ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan rất đáng hoan nghênh, kinh nghiệm lịch sử cho thấy những tình huống tương tự thường có tính ổn định hạn chế. Mặc dù Nga và Ukraine có thể bước vào các vòng đàm phán, hai năm qua đã chứng minh rằng ngoại giao thiếu các biện pháp thi hành cụ thể thường chỉ mang tính hình thức. Về phía Trung Quốc, lời hứa ngăn chặn dòng chảy fentanyl vào Mỹ mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng, nhưng khó có thể giải quyết những bất đồng cơ bản về công nghệ, chính sách thuế quan và cạnh tranh quyền lực toàn cầu.
Tóm lại, thế giới vẫn còn xa mới đạt được sự ổn định thực sự, và vai trò của vàng như một công cụ phòng ngừa rủi ro vẫn giữ nguyên tầm quan trọng.
Dữ liệu CPI, thu nhập, tâm lý và kiểm chứng thực tế
Ngày hôm nay, câu chuyện thị trường có thể bắt đầu chuyển hướng một lần nữa.
Các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với loạt dữ liệu kinh tế then chốt, gồm số liệu thay đổi tỷ lệ xin trợ cấp thất nghiệp và chỉ số thu nhập bình quân của Anh, chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Đức, các chỉ số CPI lõi, CPI tháng và CPI năm của Mỹ, cùng với những chia sẻ từ Thống đốc BoE Bailey.
Mỗi thông tin này đều có khả năng tạo ra những cú sốc đối với giá vàng. . Nếu lạm phát Mỹ cao hơn dự kiến, viễn cảnh hạ lãi suất có thể bị hoãn lại một cách đột ngột. Điều này có thể kìm hãm đà tăng của cổ phiếu và kích hoạt lại nhu cầu đối với các công cụ chống lạm phát như vàng. Ngược lại, chỉ số CPI yếu có thể duy trì đà tăng hiện tại của cổ phiếu và kéo dài thêm sự điêuf chỉnh tạm thời của vàng.
Tuy nhiên, lạm phát không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Các chỉ số tâm lý như ZEW của Đức và tăng trưởng lương ở Anh sẽ tiết lộ những tín hiệu về độ bền vững thực sự của sự phục hồi kinh tế hoặc các dấu hiệu suy yếu. Tăng trưởng lương thấp và tâm lý bi quan có thể đánh thức lại lo ngại về đình lạm, một bối cảnh vốn thuận lợi cho vàng.
Tâm lý thị trường: Ảo ảnh về tâm lý ưa thích rủi ro?
Những biến động giá trong phiên giao dịch hôm nay phản ánh tâm lý nhẹ nhõm tạm thời của thị trường hơn là niềm tin vững chắc về tương lai. Sự tăng giá của cổ phiếu song hành với việc vàng mất giá chủ yếu dựa trên những lời cam đoan chứ không phải những hành động cụ thể. Thị trường có xu hướng phản ứng tích cực với những tín hiệu tích cực, nhưng thực tế thường có cách riêng để đưa tâm lý trở về với những lo ngại cơ bản.
Điều đáng chú ý là trong khi Tổng thống Trump công bố những bước tiến lạc quan, ông đồng thời cảnh báo về khả năng áp đặt thuế quan mới đối với các công ty dược phẩm không tuân thủ chính sách của chính quyền. Phát biểu của ông rằng "Châu Âu còn khó đối phó hơn cả Trung Quốc" có thể tạo ra căng thẳng ngoại giao tại Brussels và khơi dậy lại những bất đồng xuyên Đại Tây Dương. Những tuyên bố này không phải đến từ một nhà lãnh đạo đang có ý định từ bỏ các biện pháp kinh tế cứng rắn.
Đừng đánh giá thấp vàng
Làn sóng bán tháo ngày hôm qua chỉ thể hiện tâm lý hưng phấn tạm thời chứ không phải tín hiệu của một sự ổn định địa chính trí bền vững lâu dài. Vàng tiếp tục duy trì vai trò trụ cột quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh những diễn biến phức tạp và khó lường của lạm phát cũng như tình hình ngoại giao quốc tế.
Trong trường hợp các chỉ số kinh tế công bố ngày hôm nay không đáp ứng kỳ vọng hoặc nếu những nỗ lực hoà giải mong manh của Tổng thống Trump gặp phải trở ngại, chúng ta có thể chứng kiến sự quay trở lại nhanh chóng của hiện tượng tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn.
Vàng luôn tỏa sáng trong những thời điểm bất định. Trong khi các thị trường có thể đang hân hoan với sự tĩnh lặng tạm thời, lịch sử đã nhiều lần chứng minh rằng những giai đoạn bình yên hiếm khi có thể duy trì trong thời gian dài.
Kitco