Tại sao đồng USD mạnh hơn lại tiềm tàng nhiều rủi ro?

Tại sao đồng USD mạnh hơn lại tiềm tàng nhiều rủi ro?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:56 29/04/2024

Khi tốc độ tăng trưởng của Mỹ vẫn mạnh mẽ và kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất giảm dần, vốn đã đổ vào thị trường nước này và USD tăng, cụ thể là 4% trong năm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tình hình này còn trở nên khó khăn hơn bởi ảnh hưởng của những nước khác. Đến cuối năm 2023, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng hơn 8% so với cuối năm 2019. Trong khi đó, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản đã tăng trưởng dưới 2%. USDJPY cao kỷ lục. EURUSD giảm xuống 1.07 từ mức 1.10 USD vào đầu năm. Thị trường còn thậm chí dự đoán rằng cặp tiền này sẽ đạt mức ngang giá vào đầu năm tới.

Đồng USD đang mạnh lên so với các đồng tiền còn lại trên thế giới

Nếu Donald Trump giành chiến thắng vào tháng 11, sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Đồng USD mạnh có xu hướng làm tăng giá hàng xuất khẩu của Mỹ và hạ giá hàng nhập khẩu, làm gia tăng thâm hụt thương mại dai dẳng của Mỹ, đây là một vấn đề nhức nhối của ông Trump trong nhiều thập kỷ. Robert Lighthizer, người thiết kế thuế quan chống lại Trung Quốc trong thời gian ông Trump ở Nhà Trắng, đang muốn làm USD yếu đi. Tổng thống Joe Biden chưa đưa ra tuyên bố nào về tiền tệ, nhưng đồng USD mạnh cũng gây khó khăn đến những kế hoạch của ông.

Tuy nhiên, USD mạnh sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu có chi phí tính bằng đồng tiền khác. Nhưng lãi suất cao của Mỹ và USD mạnh cũng tạo ra lạm phát nhập khẩu, hiện càng trở nên trầm trọng hơn do giá dầu tăng cao. Ngoài ra, các công ty đã vay bằng USD phải đối mặt với các khoản hoàn trả khó khăn hơn. Vào ngày 18/4, Kristalina Georgieva, người đứng đầu IMF, đã cảnh báo về tác động của những diễn biến này đối với sự ổn định tài chính toàn cầu.

Nhiều quốc gia có dự trữ ngoại hối dồi dào và có thể bán để hỗ trợ đồng tiền của mình: Nhật Bản có 1.3 nghìn tỷ USD, Ấn Độ có 643 tỷ USD và Hàn Quốc có 419 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ chỉ là tạm thời. Trong quá khứ, mặc dù cách bán dự trữ USD đã làm chậm lại sức mạnh của USD vào năm 2022, nhưng khi Fed bắt đầu tăng lãi suất, USD vẫn mạnh lên. Vì vậy, các ngân hàng trung ương không muốn lãng phí dự trữ của mình vào những nỗ lực không có kết quả.

Một lựa chọn khác là phối hợp quốc tế để ngăn chặn đà tăng của USD. Vào ngày 16/4, khi các bộ trưởng tài chính của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đưa ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về sự sụt giảm của đồng yên và đồng won. Họ đã can thiệp dưới hình thức bán dự trữ ngoại hối nhằm hỗ trợ hai đồng tiền này. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, USD vẫn mạnh lên. Suy cho cùng, sự suy giảm của đồng yên và đồng won là do chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và các nước khác. TPCP kỳ hạn 2 năm của Hàn Quốc mang lại lợi suất khoảng 3.5% và của Nhật Bản chỉ là 0.3%, trong khi TPCP Mỹ đáo hạn cùng thời điểm mang lại lợi nhuận 5%. Nếu lãi suất ở Mỹ tiếp tục cao hơn, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn TPCP Mỹ, điều này sẽ hỗ trợ USD.

Lợi suất TPCP Mỹ đang cao so với TPCP của các nước khác

Tại những nước mà Mỹ ít hợp tác như Trung Quốc, ​​dòng vốn ngoại hối khoảng 39 tỷ USD đã chảy ra khỏi nước này trong tháng 3 khi nền kinh tế của nước này không đạt được kỳ vọng. Đồng nhân dân tệ đã dần suy yếu so với USD kể từ đầu năm và nhanh hơn kể từ giữa tháng 3, kể từ khi USDCNY tăng từ 7.18 lên 7.25. Bank of America dự đoán tỷ giá này sẽ đạt 7.45 vào tháng 9, khi chiến dịch bầu cử ở Mỹ diễn ra sôi nổi. Điều đó sẽ khiến đồng nhân dân tệ chạm mức yếu nhất kể từ năm 2007, tạo động lực cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc. Xe điện của Trung Quốc có thể sắp trở nên rẻ hơn.

Mặc dù đồng USD mạnh có thể làm tăng sự tự tin trong nền kinh tế Mỹ, nhưng nó cũng có thể gia tăng thêm những căng thẳng trong thương mại quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi mạnh mẽ bởi đồng USD.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump đề xuất tăng thuế người giàu để tài trợ giảm thuế cho tầng lớp trung lưu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump đề xuất tăng thuế người giàu để tài trợ giảm thuế cho tầng lớp trung lưu

Donald Trump đang cân nhắc tăng thuế suất lên 39.6% đối với những người có thu nhập trên 2.5 triệu USD/năm nhằm chi trả cho các kế hoạch giảm thuế quy mô lớn cho tầng lớp trung lưu. Đề xuất này đánh dấu sự rời xa chính sách thuế truyền thống của Đảng Cộng hòa và vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm bảo thủ. Trump cũng xem xét loại bỏ ưu đãi thuế với quỹ đầu tư và điều chỉnh trần khấu trừ thuế địa phương.
Vị thế đặc biệt của Mỹ: Thực tế hay ảo ảnh tùy góc nhìn đầu tư
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vị thế đặc biệt của Mỹ: Thực tế hay ảo ảnh tùy góc nhìn đầu tư

Warren Buffett, với di sản xây dựng trên nguyên tắc không bao giờ đặt cược chống lại Hoa Kỳ, đang gián tiếp đặt vấn đề về tính bền vững của kỷ nguyên thống trị này. Quyết định công bố kế hoạch rút lui vào cuối tuần qua diễn ra trong bối cảnh tập đoàn Berkshire Hathaway của ông giảm thiểu tập trung vào thị trường nội địa Mỹ xuống mức thấp nhất trong lịch sử, với trên 50% danh mục đầu tư được phân bổ vào tiền mặt và tỷ trọng tài sản ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ đạt đỉnh lịch sử.
Thuế quan của Trump: Vũ khí hai mặt đe dọa tiêu diệt chính xuất khẩu Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan của Trump: Vũ khí hai mặt đe dọa tiêu diệt chính xuất khẩu Mỹ

Giới nghiên cứu kinh tế học thường phải đối mặt với những chỉ trích về việc phát triển các mô hình phức tạp và phương pháp thống kê tinh vi chỉ để chứng minh những điều mà công chúng đã nhận thức từ lâu. Tuy nhiên, ở chiều sâu bản chất, kinh tế học sở hữu những công cụ phân tích độc đáo, có khả năng chỉ ra rằng các cơ chế kinh tế có thể vận hành theo những quỹ đạo hoàn toàn ngược với trực giác thông thường và đầy tính nghịch lý - những tri thức nền tảng mà nếu thiếu vắng, các nhà hoạch định chính sách có nguy cơ theo đuổi các giải pháp dẫn đến kết quả hoàn toàn trái ngược với mục tiêu ban đầu. Trong số các phân ngành kinh tế học, lý thuyết thương mại quốc tế nổi bật với sự phong phú đặc biệt về những phát hiện mang tính đột phá này.
Điều gì khiến cả đồng minh và đối thủ đều "đứng ngồi không yên" khi Mỹ - Anh chính thức đạt được thoả thuận thuế nhập khẩu?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Điều gì khiến cả đồng minh và đối thủ đều "đứng ngồi không yên" khi Mỹ - Anh chính thức đạt được thoả thuận thuế nhập khẩu?

Trong lịch sử ngoại giao, hiếm có mối quan hệ nào khơi gợi những cảm xúc chân thành và sâu lắng từ các nhà hoạch định chính sách Anh Quốc như liên minh chiến lược với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, diễn biến đáng chú ý đã xuất hiện vào ngày 8/5, khi những tình cảm nồng hậu này được đáp lại từ phía đối tác xuyên Đại Tây Dương. Tổng thống Donald Trump đã khẳng định Anh Quốc là "một trong những đồng minh vĩ đại nhất" của Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ sự hài lòng khi quốc gia này trở thành nước đầu tiên được ký kết thỏa thuận thương mại sau chính sách thuế quan "Ngày Giải phóng".
Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Mỹ - Anh đạt thỏa thuận thuế nhập khẩu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Mỹ - Anh đạt thỏa thuận thuế nhập khẩu

Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận đà tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày hôm nay, phản ứng tích cực sau thông báo của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc đạt được thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh, cùng với tín hiệu khả quan về việc có thể giảm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trong trường hợp các cuộc đàm phán sắp tới đạt được kết quả thuận lợi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ