Đầu năm nay, vào thời điểm vốn hóa thị trường của Nvidia vượt qua toàn bộ ngành năng lượng S&P 500, đã có câu hỏi về việc liệu cổ phiếu ngành dầu khí có thể là một biện pháp phòng hộ hợp lý khi cơn sốt AI bùng phát hay không. Tin tốt cho những người bullish năng lượng là ngành này đã cho thấy hiệu suất tốt kể từ đầu tháng 7, khi nhóm Mag7 của Nvidia và ngành công nghệ nói chung đạt đỉnh. Tin không tốt là tình hình trở nên phức tạp trong cơn hoảng loạn về sức khỏe của thị trường lao động bắt đầu vào tháng 8.
Sự hoảng loạn nào cơ chứ? Phố Wall tuần này đã xóa sạch mọi tổn thất từ khởi đầu ác mộng của tháng 8, khiến người ta đùa rằng mùa hè quả thật nên dành để tận hưởng bãi biển hơn là theo dõi sát sao những drama trên thị trường. Tuy nhiên, ngay cả trong đợt bán tháo vừa qua, vẫn có một nhóm giữ vững tinh thần, đó chính là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng mạnh khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro, với kỳ vọng ngày càng tăng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái. Trái phiếu chính phủ Mỹ duy trì đà giảm, trong khi đồng Yên Nhật đang hướng đến tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 5.
Đợt bán tháo hỗn loạn trên thị trường tài chính trong tháng này hầu như không ảnh hưởng đến điều kiện tài chính toàn cầu, nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro khó đoán.
Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng nhẹ, tiếp nối đà phục hồi của thứ Năm bất chấp các chỉ số chính giảm trong tuần. Bên cạnh đó, giá vàng, dầu tăng nhẹ sau khi chịu áp lực đầu ngày. Ngược lại, Bitcoin lại có phần kém sắc hơn khi thoái lui nhẹ sau nhịp tăng gần 12% hôm qua.
Sau hai tuần thị trường biến động với biên độ ngày càng lớn, bao gồm đà lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 9/2022 và đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2022, các nhà giao dịch chỉ quan tâm một điều: liệu thị trường đã chạm đáy chưa?
Báo cáo việc làm tháng 7 đã đặt Fed vào tình thế khó khăn với các tín hiệu kinh tế vĩ mô trái chiều, biến động thị trường tăng mạnh, kỳ vọng lạm phát giảm và điều kiện thanh khoản thắt chặt. Chúng tôi giữ nguyên dự báo về Fed và vẫn kỳ vọng chỉ có mức cắt giảm 25 bps từ cuộc họp tháng 9.
Khi thị trường biến động vào đầu tháng, chứng khoán Mỹ và Nhật Bản sụt giảm nhưng không bị ảnh hưởng quá lớn do đã tăng mạnh trước đó. Tại châu Âu, đà sụt giảm đã tác động mạnh đến giá cổ phiếu vốn đã suy yếu kể từ tháng 5. Một mùa báo cáo kết quả kinh doanh bị chi phối bởi tâm lý bi quan từ nhiều chủ doanh nghiệp trong khu vực đã chứng minh sự thận trọng của nhà đầu tư là đúng.
Đợt bán tháo cổ phiếu lớn vào thứ Hai đã tạo ra một trong những ngày tồi tệ nhất cho thị trường trong hai năm. Tuy nhiên, sự kiện này cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu giá trị.
Những lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ đã gia tăng vào thứ Hai, với sự rút lui trên các thị trường bắt đầu vào tuần trước đã trở thành một cuộc bán tháo cổ phiếu toàn cầu.
Khi các đợt cắt giảm lãi suất của Mỹ đang đến gần, các nhà đầu tư phải đối mặt với một thách thức mới: xác định xem Fed có thể nới lỏng chính sách tiền tệ với tốc độ phù hợp để đạt được mục tiêu hạ cánh mềm, đã giúp thúc đẩy giá tài sản trong năm nay, như mong muốn hay không.
Đợt tăng giá mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong năm nay phụ thuộc vào những gì Fed làm và nói về lãi suất sau khi cuộc họp kéo dài hai ngày kết thúc vào thứ 4.