Chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu sau khi Trung Quốc cho biết đang đánh giá các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, mang lại sự lạc quan rằng căng thẳng thuế quan sẽ hạ nhiệt.
Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
Mỗi thay đổi chính sách từ Nhà Trắng gần đây đều kéo theo sự biến động của S&P 500, từ các đợt tăng giá ngắn hạn đến những lần bán tháo. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: liệu thị trường có đang bỏ qua những rủi ro lớn hơn phía trước?
Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Bất chấp biến động mạnh trên thị trường vàng trong tuần vừa qua, đà tăng ấn tượng lên ngưỡng 3,500 USD minh chứng cho tiềm năng phát triển xuất sắc của kim loại quý này. Theo khuyến nghị từ một chuyên gia quản lý quỹ, các nhà đầu tư nên chiến lược hóa việc tận dụng các giai đoạn điều chỉnh giá để từng bước xây dựng danh mục đầu tư với tỷ trọng vàng lý tưởng khoảng 10%.
Làn sóng lo ngại về việc các công ty Trung Quốc có thể bị buộc hủy niêm yết khỏi thị trường chứng khoán Mỹ đang lan rộng, tác động mạnh đến các gã khổng lồ như Alibaba và PDD Holdings - công ty mẹ của sàn thương mại điện tử Temu.
Đồng USD đang chịu áp lực giảm giá khi lợi suất trái phiếu và thị trường chứng khoán Mỹ đồng thời suy yếu, khiến nhà đầu tư quốc tế cân nhắc lại mức độ hấp dẫn của tài sản định giá bằng USD. Theo Goldman Sachs, xu hướng này có thể tiếp diễn trong thời gian tới, trong khi vàng nổi lên như một kênh trú ẩn nhờ nhu cầu tăng mạnh từ các ngân hàng trung ương và rủi ro suy thoái gia tăng.
Bầu không khí lạc quan đang lan tỏa trong giới chức Liên minh Châu Âu, tạo nên sự tương phản rõ rệt với tâm trạng ảm đạm vài tháng trước đây. Chính sách áp thuế quan và những cuộc tấn công vào nguyên tắc pháp quyền từ Tổng thống Donald Trump đã vô tình thúc đẩy tình đoàn kết tại châu Âu và khiến các nhà đầu tư tìm đến đồng Euro như một bến đỗ an toàn.
Thị trường chứng khoán và đồng USD đồng loạt phục hồi sau khi Tổng thống Trump khẳng định không sa thải Chủ tịch Fed và phát đi tín hiệu giảm căng thẳng thương mại. Các cuộc đàm phán với Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản tiến triển tích cực, giúp tâm lý nhà đầu tư cải thiện rõ rệt. Trong khi đó, Bitcoin vượt mốc 90.000 USD, đánh dấu đà tăng trở lại sau nhiều tuần giằng co.
Làn sóng bán tháo dữ dội đang càn quét khắp thị trường Mỹ, với cổ phiếu, trái phiếu chính phủ dài hạn và USD đồng loạt lao dốc, phản ánh rõ nét hệ quả trực tiếp từ các quyết sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bức tranh kinh tế ảm đạm này đang làm dấy lên ba mối lo ngại chính có thể xói mòn nền tảng kinh tế vững chắc nhất thế giới.
Gần đây, nhóm cổ phiếu công nghệ lớn – thường gọi là “Magnificent 7” – đã giảm giá mạnh, mất khoảng 22% giá trị. Cổ phiếu của các công ty sản xuất chip cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, phần lớn sự biến động này dường như đến từ tâm lý thị trường hơn là sự suy yếu của câu chuyện xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI).
Chứng khoán châu Á giảm nhẹ, trong khi hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, sau khi Nvidia cho biết chính phủ Mỹ vừa áp đặt thêm lệnh hạn chế đối với một số dòng chip xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong nỗ lực củng cố vị thế dẫn đầu trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Chính phủ Hàn Quốc ngày 15/4 công bố gói hỗ trợ mở rộng trị giá 33,000 tỷ won (tương đương 23.25 tỷ USD) dành cho ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực được coi là “xương sống” của nền kinh tế quốc gia.