Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lạm phát Tokyo hạ nhiệt, thương mại Mỹ - Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt thị trường

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lạm phát Tokyo hạ nhiệt, thương mại Mỹ - Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt thị trường

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

09:06 25/07/2025

Lạm phát tại Tokyo giảm nhẹ trong tháng 7, nhưng chỉ số CPI lõi vẫn ở mức 2.9%, cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ). BoJ có thể vẫn cân nhắc tăng lãi suất trong năm 2025 khi Phó Thống đốc Uchida nhấn mạnh khả năng siết chặt chính sách. Thị trường AUD/USD theo dõi chặt chẽ các diễn biến thương mại Mỹ-Trung, kỳ vọng cải thiện nhu cầu từ Trung Quốc sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Úc và triển vọng chính sách của RBA.

Lạm phát Tokyo giảm tốc: BoJ có tiếp tục cân nhắc tăng lãi suất?

Vào thứ Sáu, ngày 25/7, số liệu lạm phát từ Tokyo đã thu hút sự chú ý của thị trường, đặc biệt là đối với BoJ và cặp USD/JPY, sau khi sự hưng phấn quanh thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật dần lắng xuống.

Tỷ lệ lạm phát tổng thể tại Tokyo giảm từ 3.1% trong tháng 6 xuống còn 2.9% trong tháng 7. Trong khi đó, chỉ số CPI lõi (loại trừ thực phẩm và năng lượng) – còn gọi là “core-core” – cũng giảm từ 3.1% xuống còn 2.9% so với cùng kỳ năm trước. Dù có dấu hiệu hạ nhiệt, lạm phát vẫn vượt xa mục tiêu 2% của BoJ, qua đó giữ ngỏ khả năng nâng lãi suất trong năm tới.

Các dữ liệu tháng 7 được công bố sau thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật, giúp BoJ có thêm cơ sở đánh giá lại ảnh hưởng của mức thuế 15% áp lên hàng hóa Nhật Bản. Tác động tiềm tàng đến lợi nhuận doanh nghiệp, thị trường lao động và toàn nền kinh tế vẫn cần thời gian để được làm rõ.

Phát biểu ngày 23/7, Phó Thống đốc BoJ – ông Shinichi Uchida – cho biết ngân hàng trung ương sẽ theo dõi kỹ lưỡng các tác động của chính sách thuế mới đối với nền kinh tế và lạm phát. Dù nhiều yếu tố còn bất định, ông vẫn nhấn mạnh khả năng tiếp tục điều chỉnh chính sách:

“Lãi suất thực vẫn đang ở mức thấp đáng kể [...] Do đó, phù hợp với cải thiện trong tăng trưởng và lạm phát, ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng dần.”

Ngay sau công bố dữ liệu, cặp USD/JPY giảm nhẹ từ 147.114 xuống 146.960 phản ứng với số liệu lạm phát thấp hơn dự kiến.

Triển vọng USD/JPY: Đơn hàng hàng hóa bền và sức mạnh của đồng USD

Trong phiên cuối tuần, thị trường sẽ dõi theo số liệu đơn hàng hàng hóa bền của Mỹ. Dự báo, đơn hàng lõi (không bao gồm phương tiện vận tải) sẽ tăng 0.1% trong tháng 6, giảm so với mức 0.5% của tháng trước.

Nếu số liệu vượt kỳ vọng, điều đó có thể phản ánh nhu cầu nội địa vẫn mạnh, làm giảm xác suất cắt giảm lãi suất của Fed, hỗ trợ đà tăng của USD/JPY lên vùng 147.50 và kiểm tra đường EMA 200 ngày. Ngược lại, số liệu yếu có thể thúc đẩy kỳ vọng nới lỏng tiền tệ trong tháng 9, khiến USD/JPY giảm về đường EMA 50 ngày. Nếu mức này bị xuyên thủng, vùng hỗ trợ 145 sẽ được chú ý.

Các kịch bản cần theo dõi cho USD/JPY:

  • Kịch bản giảm giá: BoJ phát tín hiệu hawkish hoặc dữ liệu đơn hàng của Mỹ yếu → USD/JPY có thể về đường EMA 50 ngày và hướng tới mốc 145.
  • Kịch bản tăng giá: BoJ phát tín hiệu dovish hoặc số liệu từ Mỹ mạnh → USD/JPY có thể tiến đến đường EMA 200 ngày, chạm vùng 147.5.

USD/JPY Daily chart sends bullish near-term price signals.

USDJPY – Biểu đồ khung ngày – 240724

AUD/USD: Các diễn biến thương mại Mỹ-Trung là tâm điểm

Với cặp AUD/USD, tâm điểm hiện tại vẫn là các diễn biến trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

Kỳ vọng về việc đạt được thỏa thuận giảm thuế có thể thúc đẩy nhu cầu hàng hóa Trung Quốc, vốn là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Úc, chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch. Trong bối cảnh tỷ lệ thương mại/GDP của Úc vượt 50%, nhu cầu tăng lên có thể khiến Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) cân nhắc lập trường ít dovish hơn. Tuy nhiên, nếu căng thẳng leo thang trở lại, triển vọng nhu cầu yếu đi sẽ khiến thị trường gia tăng kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ RBA, gây áp lực lên AUD.

Tại buổi họp báo tháng 7, Thống đốc RBA Michele Bullock nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc:

“Thuế quan chắc chắn sẽ có tác động đến chúng tôi, và điều đó được phản ánh trong dự báo lạm phát. Tuy nhiên, tác động tới Úc sẽ nhẹ hơn so với Mỹ. Điều khoản thương mại với Trung Quốc vẫn là yếu tố then chốt. Nếu Trung Quốc tung ra các gói kích thích tài khóa, điều đó có thể giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách thuế.”

AUD/USD: Các kịch bản cần theo dõi

  • Kịch bản giảm giá: Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, phát biểu dovish từ RBA hoặc thiếu cam kết kích thích từ Bắc Kinh → AUD/USD có thể giảm về $0.6550.

    Kịch bản tăng giá: Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung được ký kết, RBA phát tín hiệu hawkish hoặc Trung Quốc công bố thêm chính sách hỗ trợ → AUD/USD có thể tiến lên $0.6650

Triển vọng AUD/USD: Tác động từ đơn hàng bền và chênh lệch lãi suất

Số liệu đơn hàng hàng hóa bền của Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Úc – yếu tố then chốt với diễn biến AUD/USD.

Nếu số liệu vượt kỳ vọng, kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ Fed sẽ suy yếu, chênh lệch nghiêng về USD có thể đẩy AUD/USD giảm về $0.6550. Trong trường hợp áp lực bán gia tăng, đường EMA 50 ngày sẽ là hỗ trợ gần nhất.

Ngược lại, số liệu thấp hơn kỳ vọng có thể củng cố khả năng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong quý 3, làm thu hẹp chênh lệch lãi suất và nâng đỡ AUD/USD lên vùng $0.6650.

AUD/USD Daily Chart sends bullish price signals.

AUDUSD – Biểu đồ khung ngày – 240724

Các yếu tố thị trường đáng chú ý hôm nay:

  • USD/JPY: Phát biểu chính sách từ BoJ.
  • USD/JPY & AUD/USD: Số liệu đơn hàng hàng hóa bền của Mỹ và xu hướng thương mại toàn cầu.
  • AUD/USD: Các diễn biến thương mại Mỹ-Trung và tín hiệu kích thích từ Bắc Kinh.

fxempire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lạm phát Tokyo hạ nhiệt, thương mại Mỹ - Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt thị trường

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lạm phát Tokyo hạ nhiệt, thương mại Mỹ - Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt thị trường

Lạm phát tại Tokyo giảm nhẹ trong tháng 7, nhưng chỉ số CPI lõi vẫn ở mức 2.9%, cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ). BoJ có thể vẫn cân nhắc tăng lãi suất trong năm 2025 khi Phó Thống đốc Uchida nhấn mạnh khả năng siết chặt chính sách. Thị trường AUD/USD theo dõi chặt chẽ các diễn biến thương mại Mỹ-Trung, kỳ vọng cải thiện nhu cầu từ Trung Quốc sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Úc và triển vọng chính sách của RBA.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: USD/JPY duy trì trên ngưỡng 145, phụ thuộc vào diễn biến thương mại

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: USD/JPY duy trì trên ngưỡng 145, phụ thuộc vào diễn biến thương mại

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ–Nhật có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ, từ đó định hướng tâm lý thị trường đối với USD/JPY trước thời hạn áp thuế ngày 1/8. Bài phát biểu ngày 23/7 của Phó Thống đốc BoJ Uchida có khả năng định hình kỳ vọng về lạm phát, chính sách tiền tệ và tác động từ thương mại. Trong khi đó, AUD/USD theo sát chỉ số dẫn dắt Westpac, với nhu cầu đối với đồng AUD phụ thuộc vào tâm lý thị trường và sức mạnh thị trường lao động.
“Chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang đe dọa các ngân hàng trung ương

“Chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang đe dọa các ngân hàng trung ương

Trong bối cảnh nợ công gia tăng, lãi suất dài hạn leo thang và các chính trị gia ngày càng gây áp lực, nguy cơ “chủ nghĩa dân túy tài khóa” đang âm thầm quay trở lại và đe dọa trực tiếp đến tính độc lập của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách tiền tệ dần bị điều chỉnh để phục vụ nhu cầu ngân sách, ranh giới giữa hỗ trợ nền kinh tế và tài trợ cho chính phủ trở nên mờ nhạt.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật và chính sách tài chính của Trung Quốc là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật và chính sách tài chính của Trung Quốc là tâm điểm

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Nhật được nối lại, với hy vọng đạt được thỏa thuận trước ngày 1 tháng 8 khi Nhật Bản tìm cách tránh mức thuế 25% của Mỹ. Một thỏa thuận thương mại dỡ bỏ thuế quan của Mỹ có thể khơi lại kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ và thúc đẩy nhu cầu đồng JPY. Tỷ giá AUD/USD hướng đến mốc 0.6550 nếu Bắc Kinh công bố gói kích thích kinh tế mới hoặc nếu PBoC bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản quan trọng.
Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Chuỗi cung ứng châu Á bị Mỹ siết chặt vì lo ngại Trung Quốc

Mỹ ngày càng lo ngại việc hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Indonesia để né thuế cao. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn sản xuất ở khu vực này là thật sự, không phải chỉ là trung chuyển. Trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, các quốc gia như Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cuốn vào cuộc chơi lớn, dù không phải là nhân vật chính.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ và động thái từ các ngân hàng trung ương

Lạm phát toàn phần của Nhật Bản đã giảm xuống còn 3.3% trong tháng 6, trong khi lạm phát lõi tăng lên 3.4%, làm dấy lên đồn đoán về chính sách của BoJ. Tỷ giá AUD/USD giảm 0.60% vào ngày 17 tháng 7 khi các dự đoán về việc cắt giảm lãi suất của Úc tăng lên sau khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 4.3% trong tháng 6. Khảo sát tâm lý người người tiêu dùng của đại học Michigan được dự kiến sẽ cải thiện; mức tăng cao hơn có thể làm giảm các dự đoán về lãi suất của Fed và tác động đến cặp tỷ giá USD/JPY và AUD/USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ