Nhận định tuần EUR/USD: PCE Mỹ - Tín hiệu đầu tiên cho chiến lược của Fed

Nhận định tuần EUR/USD: PCE Mỹ - Tín hiệu đầu tiên cho chiến lược của Fed

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

14:26 23/09/2024

Cặp tiền EUR/USD một lần nữa test ngưỡng kháng cự 1.1200 trong tuần này, nhưng cuối cùng đóng cửa quanh mức 1.1160, duy trì được mức tăng khiêm tốn. Kể từ giữa tháng 8, cặp tiền này đã liên tục nỗ lực chinh phục mốc quan trọng này, trong bối cảnh thị trường chờ đợi thông báo về chính sách tiền tệ từ Fed.

Chu kỳ chính sách tiền tệ mới của Fed

Fed đã khởi động một chu kỳ chính sách mới với động thái quyết liệt: cắt giảm lãi suất 50 bps. Hệ quả trực tiếp là USD suy yếu đáng kể. Tuy nhiên, Chủ tịch Jerome Powell đã kịp thời đưa ra những tuyên bố thận trọng, nhằm ngăn chặn phản ứng quá mức trên các thị trường tài chính.

Quyết định này được đưa ra dựa trên hai yếu tố chính: lạm phát đã tiệm cận mục tiêu 2% của Fed và nhu cầu hỗ trợ nền kinh tế. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nhấn mạnh họ đã "có được sự tự tin cao hơn rằng lạm phát đang tiến triển bền vững" hướng tới mục tiêu đề ra.

Biểu đồ dot pot đã phản ánh kỳ vọng của các thành viên FOMC về lộ trình cắt giảm lãi suất: giảm thêm 50 bps trong năm nay, 100 bps trong năm 2025, và 50 bps nữa trong năm 2026, đưa lãi suất cuối cùng về mức 2.9%. Powell nhấn mạnh rằng đây là quá trình hướng tới một mức lãi suất trung lập hơn.

Tuy nhiên, Powell cũng làm rõ rằng các quyết định trong tương lai sẽ tiếp tục phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế vĩ mô và sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng tại từng cuộc họp. Thông điệp thận trọng này đã giúp kiềm chế tâm lý thị trường. Sau đợt tăng ban đầu, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã đóng cửa với mức giảm nhẹ. USD ban đầu phục hồi nhưng sau đó tiếp tục xu hướng giảm trong phiên giao dịch mới.

Diễn biến này phản ánh logic thị trường: Fed đã chọn một động thái quyết liệt trong bối cảnh còn nhiều lo ngại tiềm ẩn về triển vọng kinh tế. Chính sách duy trì lãi suất ở mức cao kỷ lục trong thời gian dài hơn dự kiến đã tạo ra rủi ro đáng kể cho tăng trưởng. Tuy nhiên, may mắn cho Powell, chiến lược này đã phát huy hiệu quả, giúp Mỹ có khả năng cao tránh được suy thoái.

Đường cong lợi suất TPCP đảo ngược, với lợi suất TPCP 2 năm thấp hơn lợi suất TPCP 10 năm, là một tín hiệu tích cực, phản ánh niềm tin của thị trường vào khả năng phục hồi kinh tế.

Hiện tại, lãi suất chính sách của Fed dao động trong khoảng 4.75% đến 5%. Đáng chú ý, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã thực hiện cắt giảm lãi suất, hiện ở mức 3.5%. Mặc dù Fed đã có động thái quyết liệt, USD vẫn duy trì vị thế hấp dẫn hơn so với EUR đối với các nhà đầu tư.

Châu Âu đối mặt với thách thức kinh tế

Các chỉ số kinh tế của châu Âu tiếp tục cho thấy những dấu hiệu yếu kém. Khảo sát ZEW của Đức phản ánh sự suy giảm mạnh về Tâm lý Kinh tế, với chỉ số giảm xuống còn 3.6 ở Đức và 9.3 ở khu vực Eurozone trong tháng 9. Đánh giá về tình hình hiện tại ở Đức cũng xấu đi đáng kể, giảm từ -77.3 xuống -84.5. Bên cạnh đó, EU xác nhận Chỉ số HICP tăng 2.2% so với cùng kỳ năm trước tính đến tháng 8, trong khi mức tăng hàng tháng được điều chỉnh giảm còn 0.1%. Một điểm sáng nhỏ là chỉ số CCI tháng 9 của EU đã cải thiện nhẹ, tăng lên -12.9 từ mức -13.5 trong tháng 8.

Ngược lại, tại Mỹ, doanh số bán lẻ tháng 8 ghi nhận mức tăng 0.1%, vượt dự báo giảm 0.2% của thị trường.

Tâm điểm chuyển hướng sang lạm phát

Tuần tới, Ngân hàng Thương mại Hamburg (HCOB) và S&P Global sẽ công bố ước tính sơ bộ về Chỉ số PMI tháng 9 cho các nền kinh tế châu Âu và Mỹ vào thứ Hai.

Tiếp đó, vào thứ Năm, Mỹ sẽ công bố dữ liệu quan trọng bao gồm ước tính cuối cùng cho GDP quý 2 và Đơn đặt hàng Hàng hóa Lâu bền (Durable Goods Orders) tháng 8. Đáng chú ý nhất là vào thứ Sáu, Chỉ số PCE tháng 8 - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - sẽ được công bố.

Các nhà đầu tư sẽ phân tích kỹ lưỡng những số liệu này để dự đoán hành động tiếp theo của Fed trong cuộc họp tháng 11. Hiện tại, thị trường đang kỳ vọng một đợt cắt giảm lãi suất 25 bps. Tuy nhiên, nếu lạm phát giảm mạnh hơn dự kiến, khả năng Fed cắt giảm 50 bps có thể sẽ được đưa ra xem xét.

Phân tích kỹ thuật EUR/USD

Biểu đồ EUR/USD trong khung thời gian ngày

Cặp tiền EUR/USD cần break-out mốc 1.1200 để xác nhận những gì các chỉ báo kỹ thuật đang dự đoán: phe mua đang nắm quyền kiểm soát. Trên biểu đồ tuần, các chỉ báo kỹ thuật đã mở rộng xu hướng tăng trong vùng dương, duy trì động lực tăng giá. Đồng thời, cặp tiền đang thu hút lực mua xung quanh đường SMA 200 đang đi ngang, tạo thành một vùng hỗ trợ quanh 1.1050. Trong khi đó, SMA 20 và 100 dốc lên dưới đường trung bình động dài hạn hơn, phản ánh sự gia tăng áp lực mua.

EUR/USD cũng thể hiện xu hướng bullish trên biểu đồ ngày, mặc dù động lực tăng giá đang có dấu hiệu suy giảm. SMA 20 đang cung cấp hỗ trợ quanh vùng 1.1090, trong khi các đường trung bình động dài hạn hơn đang di chuyển lên trên, nhưng vẫn cách xa dưới đường ngắn hạn. Cuối cùng, các chỉ báo kỹ thuật đã giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì trong vùng dương.

Ngoài các mức hỗ trợ 1.1090 và 1.1050 đã đề cập, cặp tiền còn có thể tìm thấy hỗ trợ tại mốc 1.1000. Trong khi đó, nếu break-out 1.1200, EUR/USD có thể hướng tới các mục tiêu tiếp theo là 1.1240 và 1.1300, với triển vọng dài hạn hơn hướng đến vùng 1.1470.

FX Street

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump đã tạo cơ hội cho EUR cạnh tranh với đồng USD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump đã tạo cơ hội cho EUR cạnh tranh với đồng USD

Từ lâu, Liên minh châu Âu (EU) đã khao khát EUR có thể cạnh tranh với USD để giành vị thế thống trị toàn cầu, hoặc ít nhất là đạt được chủ quyền tiền tệ ngay tại khối. Giờ đây, việc Washington tự phá hoại dưới thời Donald Trump là một cơ hội vàng để hiện thực hóa giấc mơ đó.
Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ