Người tiêu dùng sẽ là điều Fed cần quan tâm trong cuộc họp sắp tới

Người tiêu dùng sẽ là điều Fed cần quan tâm trong cuộc họp sắp tới

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

00:23 30/10/2023

Sức mạnh của người tiêu dùng Mỹ sẽ bị thách thức trong những tháng tới, khi tình trạng nợ quá hạn gia tăng, các khoản thanh toán nợ ngày càng tăng và lượng tiền mặt giảm gây áp lực lên bảng cân đối kế toán hộ gia đình.

Liệu người tiêu dùng sẽ đầu hàng hay tiếp tục băng băng về phía trước là câu hỏi lớn nhất mà các quan chức Fed phải đối mặt trong tuần này, ngoài việc giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25-5.5%. Họ cũng sẽ tranh luận liệu có cần tăng lãi suất nữa tại cuộc họp tháng 12 hay không, đánh giá dữ liệu tăng trưởng bom tấn có nguy cơ đẩy nhanh lạm phát, bất chấp kỳ vọng nền kinh tế hạ nhiệt.

“Nếu bạn nhìn lại cả năm, mọi thứ đã thực sự vững chắc và câu hỏi đặt ra là sức bền của điều này là bao nhiêu?” theo Claudia Sahm, người sáng lập Sahm Consulting và cựu chuyên gia kinh tế của Fed.

Chiến dịch thắt chặt mạnh tay của Fed nhằm kiềm chế lạm phát đã khiến người tiêu dùng gánh nhiều chi phí vay hơn.

Cho đến nay, họ vẫn chưa thể hạ nhiệt nhu cầu. Dữ liệu cho thấy người Mỹ đã chi tiêu mạnh tay vào đồ nội thất, du lịch và nhiều khoản chi khác trong quý III, đồng thời nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần hai năm. Cùng lúc đó, tỷ lệ tiết kiệm trong tháng 9 giảm xuống còn 3.4%, thấp nhất trong năm nay.

Chủ tịch Powell cho biết trong khi các nhà dự báo kỳ vọng tăng trưởng sẽ sớm hạ nhiệt, các quan chức lại “chú ý đến dữ liệu gần đây cho thấy sức mạnh tăng trưởng kinh tế” và sẽ theo dõi dữ liệu người tiêu dùng một cách cẩn thận.

“Bằng chứng ta nhận được thêm về sự tăng trưởng vượt xu hướng, hoặc sự thắt chặt trên thị trường lao động không còn giảm bớt, có thể khiến lạm phát tăng cao hơn và chính sách thắt chặt hơn.”

Thắt lưng buộc bụng

Theo một số thước đo, người tiêu dùng đang chật vật trong việc thanh toán chi phí sinh hoạt.

Theo nghiên cứu từ Fed New York, các khoản nợ tiêu dùng quá hạn như thẻ tín dụng và cho vay mua ô tô đang tăng sau khi giảm xuống mức “thấp bất thường” vào năm 2020 và 2021 khi người tiêu dùng được hưởng lợi từ các chương trình hoãn trả nợ và viện trợ liên bang. Hiện tại, dữ liệu đã quay trở lại mức trước đại dịch, đặt ra câu hỏi về việc liệu sẽ tiếp tục tăng hay ổn định.

Sau thời gian tạm hoãn trong ba năm qua, khoảng 40 triệu người tiêu dùng cũng chuẩn bị tiếp tục thanh toán vay sinh viên liên bang trong tháng này.

Theo Khảo sát Hộ gia đình của Bloomberg, tỷ lệ người tiêu dùng nói rằng họ đang gặp khó khăn với chi phí của mình đã tăng trong tháng 10. Và theo Torsten Slok, nhà kinh tế trưởng tại Apollo Global Management, mức tăng này rõ rệt hơn đối với các hộ gia đình có bằng đại học kiếm được từ 50,000 đến 150,000 USD, “cho thấy nối lại thanh toán vay sinh viên đang gây ra căng thẳng tài chính.”

Theo dữ liệu của Fed, các hộ gia đình Mỹ đã chi 9.8% thu nhập khả dụng của mình để trả nợ trong quý II, tăng từ mức 8.3% trong quý I/2021 nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh 13.2% năm 2007.

Theo Anna Wong, kinh tế trưởng thị trường Mỹ của Bloomberg Economics, việc thắt chặt ngân sách có thể sẽ tiếp tục do tăng trưởng thu nhập chậm lại và lãi suất tăng cộng với việc nối lại thanh toán vay sinh viên đã đẩy các chi phí vay lên cao hơn.”

“Hoặc bạn có thể duy trì thói quen chi tiêu của mình trong một hoặc hai năm qua bằng cách vay thêm, hoặc bạn giữ chặt ví của mình hơn hoặc bạn đi tìm thêm việc làm.”

Dù vậy, bất chấp những sóng gió rình rập, vẫn có lý do để tin rằng người tiêu dùng có đủ động lực để giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định.

Việc làm tăng vượt kỳ vọng trong tháng 9, giúp thúc đẩy chi tiêu trong tháng trước. Và dữ liệu gần đây do Fed công bố cho thấy giá trị tài sản ròng của người Mỹ đã tăng kỷ lục trong thời kỳ đại dịch, đặt nền móng cho sức mạnh của năm 2023.

Nhiều chủ nhà cũng đã hưởng lãi suất thế chấp thấp hơn trong thời kỳ đại dịch, giúp giảm khoản thanh toán tiền nhà hàng tháng và cho họ nhiều thu nhập khả dụng hơn. Theo nghiên cứu được Fed New York công bố vào tháng 10, một số người cũng đã tận dụng các chương trình hoãn trả nợ để trả các khoản nợ khác, để lại cho họ một khoản tín dụng sẵn có có thể sử dụng nếu cần.

Theo bà Sahm, “hiện tại, ta đang ở vị trí thuận lợi và ta có thể ở lại đó.”

Jason Furman, giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard và cựu kinh tế trưởng Nhà Trắng, cho biết bức tranh không đến nỗi quá tồi tệ khi bạn tính đến những người thay đổi công việc đang có thu nhập cao hơn và tình trạng phạm pháp đang gia tăng từ đáy đại dịch.

“Có một câu hỏi đặt ra là liệu có sự điều chỉnh chậm rãi, dễ dàng cho người tiêu dùng hay không,” ông nói, “hay một khoảnh khắc tất cả đều vỡ vụn, khi bạn nhận thấy thu nhập của bạn thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu của bạn và bạn phải điều chỉnh rất nhiều.”

Alex Gras, một luật sư về bằng sáng chế 27 tuổi với khoản vay sinh viên trị giá 127,000 USD, phải đối mặt với hóa đơn nợ sinh viên đầu tiên vào tháng 10 kể từ khi tốt nghiệp vào năm 2021.

Gras, sống ở Dallas, hy vọng anh sẽ có thể trang trải được khoản thanh toán hàng tháng khoảng 800 USD, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc anh sẽ phải bớt đi khoản thanh toán cho nợ thẻ tín dụng khoảng 15,000 USD hóa đơn y tế và sinh hoạt tích lũy trong giai đoạn tìm việc sau khi tốt nghiệp.

“Có nhiều thức khác mà tôi sẽ cắt giảm một chút.” Anh sẽ đi ăn ngoài ít hơn và lo rằng mình có thể phải trì hoãn kế hoạch mua nhà. Tuy nhiên, anh vẫn hy vọng. “Cuối cùng mọi chuyện sẽ ổn thôi.”

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng vị thế áp đảo này đang đứng trước nhiều thách thức – không chỉ từ bên ngoài, mà ngay chính từ trong nước Mỹ. Giáo sư Kenneth Rogoff (Đại học Harvard) nhận định: nếu các xu hướng hiện tại tiếp diễn, đồng USD có thể sẽ mất dần vai trò trung tâm toàn cầu trong vài thập kỷ tới.
Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ