Giảm phát tại Trung Quốc có phải tín hiệu tích cực cho các ngân hàng trung ương toàn cầu?

Giảm phát tại Trung Quốc có phải tín hiệu tích cực cho các ngân hàng trung ương toàn cầu?

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

21:31 09/08/2023

Cả giá tiêu dùng và giá sản xuất của Trung Quốc lần đầu tiên cùng giảm kể từ năm 2020. Chu kỳ giảm phát của đất nước này có thể phần nào giúp các ngân hàng trung ương toàn cầu trong việc chống lạm phát ở quốc gia của họ, nhưng lại là dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chỉ số CPI lần đầu tiên ghi nhận giảm phát trong hơn hai năm, giảm 0.3% trong tháng 7 so với một năm trước đó. Giá sản xuất giảm tháng thứ 10 liên tiếp (-4.4%).

Nhu cầu tiêu dùng chậm lại kết hợp với sự sụt giảm nhanh chóng của bất động sản và xuất khẩu buộc các nhà sản xuất phải giảm giá để tiêu thụ hàng tồn kho. Điều đó có thể ảnh hưởng đến các nước phát triển, nơi các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng trung ương Anh vẫn đang tăng lãi suất để chế ngự lạm phát gia tăng.

Ding Shuang, nhà kinh tế trưởng thị trường Trung Quốc Đại lục và Bắc Á tại Standard Chartered Plc, cho biết giảm phát ở Trung Quốc “có thể giúp lạm phát của Mỹ và châu Âu hạ nhiệt.”

Nhưng với việc chính trị ở nhiều nước phát triển đang trở nên khép kín hơn, không phải nơi cũng chào đón hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn vào thị trường của họ. Giám đốc thương mại của Liên minh Châu Âu trong tuần này tuyên bố sẽ gây áp lực buộc Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với khối này, nhưng nhận lại sự chỉ trích từ phía Bắc Kinh, cho rằng EU đã sai khi hạn chế xuất khẩu.

Tại các nước phát triển, “hàng tiêu dùng giá rẻ từ Trung Quốc không còn được ưa chuộng như trước”, Paul Cavey của công ty tư vấn East Asia Econ cho biết. Ông nói thêm, các thị trường mới nổi có thể chào đón mức giá thấp hơn đối với máy móc, nhưng cũng lo ngại sự cạnh tranh của Trung Quốc sẽ cản trở nỗ lực phát triển ngành công nghiệp trong nước của họ.

Mặc dù giảm phát sẽ giúp hạ một số mức giá trên toàn cầu, nhưng tác động đối với lạm phát ở các nền kinh tế phát triển có thể bị hạn chế do hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm một phần tương đối nhỏ trong chi tiêu của người tiêu dùng so với hàng hóa nội địa.

Các nhà kinh tế coi việc giảm phát của đất nước tỷ dân là một dấu hiệu cảnh báo về tăng trưởng kinh tế, khi cung tiếp tục vượt xa cầu. Tuy các nhà hoạch định chính sách cam kết sẽ hỗ trợ nhưng họ sẽ không ra những biện pháp kích thích lớn như trong thời kỳ suy thoái trước đây.

“Chắc chắn là Trung Quốc đang trong tình trạng giảm phát,” Robin Xing, nhà kinh tế trưởng tại Morgan Stanley cho biết. Ông nói: “Các nhà hoạch định chính sách cần đẩy nhanh tất cả các khoản chi tiêu của chính phủ, tăng nợ chính phủ, phối hợp nới lỏng tiền tệ và tài khóa để thoát khỏi giảm phát.

Giảm phát có thể làm chậm nền kinh tế Trung Quốc do giá giảm khiến người tiêu dùng trì hoãn việc mua hàng hóa chất lượng. Đối với các công ty, giá giảm có thể làm giảm đầu tư bởi chi phí nợ lớn hơn so với thu nhập, quá trình này còn được gọi là “giảm phát nợ”.

Bruce Pang, người đứng đầu nghiên cứu về Trung Quốc đại lục tại Jones Lang LaSalle cho biết việc tăng lãi suất điều chỉnh theo lạm phát đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách tiền tệ, bao gồm cắt giảm dự trữ bắt buộc và khuyến khích cho vay thông qua các ngân hàng quốc doanh.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện đang triển khai những biện pháp tinh vi nhằm né tránh thuế quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành thông qua việc chuyển hàng qua các quốc gia thứ ba để che đậy nguồn gốc xuất xứ thật.
Dầu thô chìm sâu sau quyết định của OPEC+, hợp đồng tương lai chứng khoán giảm điểm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dầu thô chìm sâu sau quyết định của OPEC+, hợp đồng tương lai chứng khoán giảm điểm

Giá dầu lao dốc trong phiên giao dịch đầu phiên sau khi OPEC+ thông qua kế hoạch tăng cường sản lượng mạnh mẽ trong cuối tuần, góp phần đẩy mạnh nguồn cung toàn cầu. Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận phiên mở cửa ảm đạm trong bối cảnh nhiều thị trường lớn đóng cửa nghỉ lễ.
Thị trường đang "bỏ ngoài tai" lời kêu gọi hạ lãi suất của Trump
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường đang "bỏ ngoài tai" lời kêu gọi hạ lãi suất của Trump

Chỉ 15 phút sau khi báo cáo việc làm tháng 4 được công bố vào sáng thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump đã nhanh chóng tận dụng số liệu tăng trưởng việc làm vượt kỳ vọng để gia tăng sức ép lên Chủ tịch Fed Jerome Powell, khẳng định không còn lý do gì để trì hoãn các đợt cắt giảm lãi suất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ