Dầu sẽ vượt $100 bất chấp nỗ lực giải phóng trữ dầu của Mỹ

Dầu sẽ vượt $100 bất chấp nỗ lực giải phóng trữ dầu của Mỹ

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:01 25/11/2021

Giá dầu có thể tiếp tục tăng cao bất chấp nỗ lực xả trữ dầu chiến lược của Mỹ và nhiều quốc gia tiêu thụ dầu khác.

Đây là nhận định của ông Stephen Schork, biên tập viên tại Schork Report. “Nó sẽ không hiệu quả, đơn giản là vì trữ dầu mỏ chiến lược không dùng để thao túng giá.”

Trữ dầu chiến lược chỉ được sử dụng để hạn chế ảnh hưởng của sốc cung trong ngắn hạn, ông nói thêm.

“Có rất nhiều người đang kỳ vọng rằng dầu sẽ chạm mức $100/thùng,” ông cũng dự báo rằng điều này có thể xảy ra ngay trong quý I/2022, đặc biệt nếu mùa đông tại bán cầu Bắc trở lạnh.

Giá dầu hạ nhiệt

Dầu thô đã tăng hơn 50% trong năm nay, với cầu vượt xa cung khi nhiều quốc gia bắt đầu sống dậy sau thời gian phong tỏa kể từ đại dịch. Nhu cầu nhiên liệu phản lực cũng tăng cao do nhiều chuyến bay quốc tế được tái khởi động.

Giá dầu Brent đã vượt $80 từ tháng Mười và tới giờ vẫn giữ được hỗ trợ tâm lý này. Đến chiều phiên thứ Tư, dầu Brent đang được giao dịch quanh mức $82.5/thùng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thứ Ba đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu từ trữ dầu chiến lược để hạ nhiệt giá dầu, vốn đã tăng rất mạnh trong năm nay. Trong số đó, 32 triệu thùng sẽ được chào bán riêng lẻ, còn 18 triệu thùng sẽ thuộc về một đợt chào bán trước đó.

Các quốc gia cũng cam kết cùng Mỹ xả dầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh.

Tới giờ, Anh đã đồng ý xả 1.5 triệu thùng, còn Ấn Độ sẽ góp 5 triệu thùng. Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc vẫn chưa công bố con số chính xác.

“Vậy là sẽ có 50 triệu thùng từ Mỹ, và khoảng 50 triệu thùng từ các quốc gia khác. 100 triệu thùng, chỉ đủ dùng cho 1 ngày,” ông Schork nói.

Vivek Dhar, chuyên gia phân tích hàng hóa năng lượng tại Ngân hàng Commonwealth Úc, không lạc quan như ông Schork. Ông dự báo nhiều nhất cả 6 sẽ chỉ xả được 70 triệu thùng, vì trữ dầu các quốc gia ngoài Mỹ đang khá khiêm tốn.

Cả thế giới tiêu thụ 97.53 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm nay, tăng từ 92.42 triệu từ năm ngoái. Trong năm 2022, con số này được dự báo sẽ vượt 100 triệu thùng/ngày.

“Đây là một giải pháp tuyệt vọng và chắc chắn nó sẽ không hiệu quả. Tôi tin rằng thị trường sẽ cho rằng Mỹ và các đồng minh không thể thực hiện cam kết, và giá dầu sẽ lại tăng nữa,” ông Schork kết luận.

Mỹ nên kêu gọi các nhà sản xuất dầu nội địa tăng sản lượng để hạn chế mất công bằng cung - cầu, ông nói thêm.

Ông Dhar cũng cho rằng giá dầu bật tăng phiên thứ Ba cho thấy rằng thị trường không quá hào hứng với đợt xả trữ dầu chiến lược này.

Tuyên chiến với OPEC+

Đây chính là kết quả của việc OPEC và đồng minh quyết định không tăng sản lượng dầu dù giá dầu đang ở đỉnh nhiều năm, và bất chấp áp lực từ phía Mỹ.

Với kế hoạch hiện tại, OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 400,000 thùng/ngày mỗi tháng. Cuộc họp tiếp theo của OPEC+ sẽ vào tháng sau.

“Vẫn chưa có tín hiệu OPEC+ thay đổi kế hoạch,” theo các chuyên gia tại Eurasia Group. Một đợt xả kho từ các quốc gia tiêu thụ dầu có thể khiến OPEC+ phản ứng.

“Dưới tình hình đó, động thái của các bên sẽ gây biến động mạnh và tăng tính không chắc chắn cho thị trường.”

“Và điều này sẽ không thể hạ nhiệt áp lực giá, hay tạo ổn định cho các bên sản xuất dầu để cung cấp dầu một các ổn định khi kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với đại dịch tồi tệ nhất trong 100 năm nay.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu chính sách thuế quan của Mỹ có châm ngòi cho làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Mỹ có châm ngòi cho làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu?

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu trải qua những cơn biến động dữ dội chưa từng thấy, điều đang âm thầm diễn ra lại là sự rạn nứt trong chính câu chuyện kinh tế chủ đạo mà giới đầu tư và hoạch định chính sách toàn cầu đã dựa vào suốt nhiều năm qua.
Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ

Trong bức tranh đầy biến động của kinh tế toàn cầu hiện nay, khi những đợt sóng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạm thời lắng xuống, thì một mối nguy hiểm khác – âm ỉ hơn nhưng có sức công phá không kém – đang dần nổi lên: khủng hoảng ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ.
Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức

Khởi đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã không suôn sẻ như kỳ vọng. Sau nhiều năm nước Đức rơi vào trạng thái trì trệ chính trị với những bất đồng nội bộ kéo dài, đặc biệt là dưới thời cựu Thủ tướng Olaf Scholz, sự lên nắm quyền của Merz lẽ ra phải là một tín hiệu tái thiết cho nước Đức và thậm chí là cho cả châu Âu – nơi đang khao khát một kiểu lãnh đạo dứt khoát, mang tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Ngày 9/5 – Ngày châu Âu – vốn được xem là biểu tượng của hòa bình và đoàn kết, giờ đây lại trở nên tương phản với thế giới đang rối ren bên ngoài. Châu Âu đang ở trong một vị thế chiến lược đơn độc: Nga là kẻ thù, Trung Quốc là đối thủ – đồng thời cũng là đối tác, còn nước Mỹ của Donald Trump là một mối đe dọa hoặc gánh nặng tiềm tàng.
Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng

Sự bất ổn trong chính sách thuế quan Mỹ và những biến động thị trường phản ánh sự thay đổi trong niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và hệ thống toàn cầu. Các quốc gia cần tìm cách đối phó với những thay đổi cấu trúc sâu rộng và khôi phục sự ổn định trong bối cảnh ngày càng nhiều bất định.
Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt

Goldman Sachs hạ dự báo tỷ giá USD/CNH xuống mức 7 trong 12 tháng, phản ánh kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ mạnh lên nhờ tiến triển trong đàm phán Mỹ - Trung và xuất khẩu ổn định. BNP Paribas cũng cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ có dư địa phục hồi nếu USD tiếp tục suy yếu và tăng trưởng nội địa vượt kỳ vọng.
Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới

Châu Âu đang đứng giữa ba lựa chọn chiến lược: độc lập quân sự và kinh tế, bảo vệ toàn cầu hóa, hay tiếp tục phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khối này đang thiếu khả năng phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, và nếu không chủ động, Châu Âu có thể bị gạt ra ngoài lề.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ