Bitcoin suy yếu: Điều báo không lành tới tài sản rủi ro

Bitcoin suy yếu: Điều báo không lành tới tài sản rủi ro

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:06 06/12/2021

Bitcoin đã không tránh được đợt bán tháo khổng lồ lan từ thị trường cổ phiếu, gây thêm rất nhiều áp lực lên khả năng chịu đựng rủi ro của giới đầu tư nhỏ lẻ.

Sự kiên cường của những nhà đầu tư bắt đáy trong giai đoạn khó khăn đã giúp chỉ số S&P 500 tăng 21% trong năm 2021, và đến lúc này, họ đang vực dậy sau một trong những phiên buồn nhất năm, khi lỗ chồng chất lỗ lên giới đầu cơ. Việc Fed chuyển thế diều hâu, cộng với những lo ngại từ chủng Omicron đã đánh bay 10% vốn hóa thị trường tiền ảo, 50 tỷ USD vốn hóa các công ty mới niêm yết và 14% vốn hóa các cổ phiếu meme.

Trong khi giới đầu cơ trong ngày đã gặp thách thức như vậy từ trước, nhưng đó là nhiều năm trước, khi chưa có hỗ trợ từ phía ngân hàng trung ương. Giọng điệu về lạm phát thay đổi đã khiến thị trường tài sản rủi ro chao đảo. Giới đầu cơ chuyên nghiệp đã đưa ra quyết định của mình: thoát vị thế, giảm thiểu đòn bẩy với tốc độ nhanh nhất trong 20 tháng.

Việc các tài sản như Bitcoin giảm mạnh có khả năng giảm bớt sự tự tin của phần lớn giới đầu tư. 250 tỷ USD đã bốc hơi khỏi tài khoản các trader tiền ảo kể từ khi chứng khoán bắt đầu lao dốc ngày 26/11.

“Chiến lược bắt đáy đã thất bại, nên các trader nhỏ lẻ có thể sẽ cẩn trọng hơn,” theo Matt Maley, chiến lược gia thị trường cao cấp tại Miller Tabak & Co. “Việc thiếu đi họ sẽ là một mất mát rất lớn với phe bò.”

Nếu Bitcoin đưa ra tín hiệu, thì tín hiệu đó là thị trường hãy chuẩn bị cho nhiều biến động hơn. Đồng tiền ảo nãy đã mất 21% giá trị sau khi chứng khoán chốt phiên thứ Sáu và quét rất mạnh trong hai ngày cuối tuần. Mức đáy được lập là $42,290, rất sâu so với đỉnh $69,000. Trong khi đó, lượng hợp đồng mở với HĐTL Bitcoin cũng giảm mạnh và tỷ lệ thanh toán hợp đồng đã chuyển sang âm, tức những người mở vị thế bán phải trả nhiều hơn những người mở vị thế mua.

Cả tiền ảo, lẫn cổ phiếu đều lao dốc là bằng chứng cho thấy Bitcoin không phải là một tài sản phòng hộ hoàn hảo cho giới đầu tư tổ chức. Theo Man Group, dù có tương quan gần như bằng 0 với các tài sản khác, mỗi khi chứng khoán giảm trên 5% trong một tháng, Bitcoin cũng giảm trong 86% số lần đó với mức giảm trung bình 13%.

“Bitcoin là một tài sản tâm lý rất quan trọng, nên nếu nó tiếp tục đi ngang, thậm chí giảm, sẽ là một báo động đỏ với các tài sản rủi ro khác,” Maley nói thêm.

Matthew Turtle, CEO của Tuttle Capital Management, đồng ý với Maley. Phe bò thường nói rằng Bitcoin là một tài sản phòng hộ lạm phát, nhưng lại có hành động giá như một tài sản rủi ro, ông cho biết. “Bán tháo Bitcoin không phải là điều tốt, vì nó liên quan đến tâm lý thị trường, và thật không may là chứng khoán lại rất tích cực phiên thứ Sáu. Đợt giảm mạnh như vậy sẽ ảnh hưởng rất nặng nề tới tâm lý chung.

Chủ tịch Powell chuyển thế diều hâu cũng là một điều thị trường chưa từng thấy trong nhiều năm. Giới trader đã liên tục gặp thách thức trong tuần trước, và những cổ phiếu đầu cơ thị giá cao đã bị đạp mạnh nhất.

Quỹ ARK Innovation của Cathie Wood đã lỗ gần 13%, tuần tệ nhất kể từ tháng Hai. Một chỉ số tập trung vào các công ty séc trắng (SPAC) cũng đã giảm 6%. Một quỹ ETF từ VanEck tập trung vào các cổ phiếu meme cũng giảm gần 9%. Đến cả những ông lớn công nghệ như Meta (giảm gần 8%) cũng không tránh khỏi đợt bán tháo này.

Chứng khoán đã chứng khiến tuần giảm mạnh nhất kể từ đợt sập sàn tháng 3/2020 khi dịch Covid bắt đầu bùng phát. Từ vùng đỉnh, tới giờ thị trường đã rơi xuống phân vị thứ 50, vùng thấp nhất của năm nay, theo một báo cáo từ Deutsche Bank.

Doug Ramsey, giám đốc đầu tư tại Leuthold Group, nói rằng thước đo quá bán của Leuthold là rất cực đoan, tới mức thị trường được kỳ vọng sẽ tăng mạnh kể cả khi đang trong thị trường gấu. “Nên nếu thị trường không thể tăng trở lại trong tuần tới, tôi sẽ rất lo ngại.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh thế giới bước vào một giai đoạn bất ổn kéo dài cả về địa chính trị lẫn kinh tế vĩ mô, Quỹ đầu tư quốc gia của Australia – Future Fund – đang chủ động điều chỉnh chiến lược để đối phó với môi trường lạm phát và lợi suất trái phiếu được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump

Chỉ số S&P 500 giảm điểm, kết thúc chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm, khi nhà đầu tư đánh giá các tác động từ quyết định thuế quan mới của Tổng thống Trump và đợi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Các cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế trên các sàn giao dịch Mỹ, với lo ngại về thuế quan và tác động lên lợi nhuận doanh nghiệp.
Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh

Giữa lúc Washington liên tục gia tăng sức ép nhằm bóp nghẹt quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các dòng chip AI tiên tiến, một nghịch lý đang diễn ra âm thầm nhưng rõ ràng: những con chip bị cấm vẫn ngày ngày chảy vào các trung tâm dữ liệu phục vụ các đại gia công nghệ Trung Quốc – không phải trực tiếp từ Mỹ, mà thông qua mạng lưới trung gian tại Đông Nam Á.
Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng vị thế áp đảo này đang đứng trước nhiều thách thức – không chỉ từ bên ngoài, mà ngay chính từ trong nước Mỹ. Giáo sư Kenneth Rogoff (Đại học Harvard) nhận định: nếu các xu hướng hiện tại tiếp diễn, đồng USD có thể sẽ mất dần vai trò trung tâm toàn cầu trong vài thập kỷ tới.
Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ