Biên bản cuộc họp RBA: Có cân nhắc tăng lãi suất, nhưng quyết định giữ nguyên

Biên bản cuộc họp RBA: Có cân nhắc tăng lãi suất, nhưng quyết định giữ nguyên

10:12 19/09/2023

Ngân hàng trung ương Australia đã xem xét khả năng tăng lãi suất trong tháng này nhưng quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp lần thứ ba liên tiếp, nhấn mạnh rào cản lớn hơn đối với việc thắt chặt chính sách hơn nữa.

Ngân hàng dự trữ Úc đã chọn giữ nguyên mức hiện tại do lo ngại rằng việc tăng lãi suất nhanh chóng kể từ tháng 5/2022 có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn so với dự báo. Biên bản cuộc họp ngày 5/9, đã cho thấy các thành viên nhắc về vấn đề độ trễ trong chính sách khi lãi suất cao hơn đã bắt đầu điều chỉnh cung cầu.

"Trong việc cân nhắc giữa hai phương án, phương án giữ nguyên lãi suất chiếm ưu thế hơn", RBA cho biết. "Các dữ liệu gần đây phù hợp với việc kỳ vọng lạm phát trở lại mục tiêu trong một khoảng thời gian hợp lý với mức lãi suất hiện tại."


RBA vẫn để ngỏ phương án tăng lãi suất hơn nữa để giúp đưa lạm phát trở lại mục tiêu nhanh hơn, đồng thời cho biết điều này sẽ đòi hỏi dữ liệu kinh tế vượt kỳ vọng.

"Có thể cần thắt chặt thêm chính sách nếu lạm phát mạnh hơn dự kiến", RBA cho biết. "Trong việc đánh giá sự cần thiết của một bước đi như vậy, các thành viên xác nhận rằng họ sẽ cần thêm dữ liệu mới và cách chúng thay đổi triển vọng kinh tế và đánh giá về rủi ro."

Australia đã tăng lãi suất tổng cộng 4% từ tháng 5/2022 đến tháng 6 năm nay nhằm kiểm soát lạm phát. Thống đốc Lowe đã nhắm mục tiêu hạ nhiệt áp lực giá cả trong khi vẫn giữ lại một phần tăng trưởng việc làm đã đạt được trong thời kỳ đại dịch, nhiệm vụ này nay đã nằm trong tay người kế nhiệm ông, tân Thống đốc Michele Bullock.

Các nhà kinh tế vẫn kỳ vọng RBA sẽ tăng lãi suất thêm một lần vào cuối năm nay, trong khi thị trường tài chính định giá chu kỳ thắt chặt chính sách đã gần như kết thúc. Mức lãi suất chính sách của Australia thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia phát triển khác mặc dù lạm phát cao tương đương. Con số 4% tại đây thấp hơn mức 5.25% của New Zealand và Mỹ.

RBA nhắc lại rằng dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế có một khe cửa hẹp để đưa lạm phát trở lại mục tiêu đồng thời giữ thị trường việc làm và nền kinh tế tăng trưởng.

Dữ liệu trong tuần qua cho thấy thị trường việc làm ở Australia vẫn rất thắt chặt với tỷ lệ thất nghiệp dao động trong khoảng từ 3.4% đến 3.7% bất chấp những nỗ lực thắt chặt tiền tệ của RBA. Tăng trưởng lương vẫn chậm hơn so với nơi khác, ngụ ý rằng Australia có thể tránh được vòng xoáy lương-giá cả như tại nhiều quốc gia phát triển khác.

“Vẫn còn lo ngại rằng nền kinh tế của Australia có thể suy yếu sâu hơn so với dự báo nếu nợ hộ gia đình tăng và tiêu dùng giảm trong khi rủi ro về tăng trưởng của Trung Quốc đã nghiêm trọng hơn," biên bản cho biết.

Nếu lạm phát mạnh hơn dự kiến và không thể về mục tiêu 2%-3% vào cuối năm 2025, RBA có thể tiếp tục tăng lãi suất lâu và cao hơn nữa.

"Trong việc đưa ra quyết định của mình, ban điều hành sẽ tiếp tục chú ý đến sự tiến triển của nền kinh tế toàn cầu, xu hướng tiêu dùng trong hộ gia đình và triển vọng về lạm phát và thị trường lao động", biên bản cho biết. "Các thành viên tái khẳng định quyết tâm của họ để đưa lạm phát về mục tiêu trong một khoảng thời gian hợp lý và sẵn sàng làm những gì cần thiết để đạt được kết quả đó."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa

Dự luật gia hạn cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của Trump đang đối mặt với sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, đặc biệt về chương trình Medicaid và ưu đãi thuế tại các bang có chi phí cao. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khó xoay sở với thế đa số mong manh, trong khi Trump gây áp lực đòi sự ủng hộ tuyệt đối. Nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Thượng viện nhưng chưa thể được xem xét ngay do kỳ nghỉ sắp tới.
Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả

Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.