Ý nghĩa và lý do đằng sau việc Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm Hoa Kỳ

Ý nghĩa và lý do đằng sau việc Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm Hoa Kỳ

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

20:54 02/08/2023

Nước Mỹ luôn mong muốn trở thành số 1 trong mọi lĩnh vực. Bởi vậy, việc bị hạ xếp hạng tín dụng lần thứ hai đã làm lay động niềm tự hào của họ và hệ thống tài chính toàn cầu. Cụ thể, Hoa Kỳ đã bị Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng vào ngày 1/8, sau lần đầu tiên bị hạ xếp hạng bởi S&P Global Rating vào hơn một thập kỷ trước. Nguyên nhân đến từ bế tắc của hoạt động vay nợ quốc gia. Lịch sử cho thấy tác động tới thị trường tài chính chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, tuy nhiên có thể tạo cơ hội cho nhiều cuộc chiến chính trị hơn.

1. Tại sao Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ?

Fitch cho biết việc hạ xuống xếp hạng AA+ phản ánh “sự xuống cấp trong quản trị”, “thể hiện qua các lần bế tắc về nợ lặp đi lặp lại và các giải pháp vào phút chót”. Đó là bởi vì cứ sau vài năm, Hoa Kỳ lại phải đối mặt với cảnh vỡ nợ. Một đạo luật từ năm 1917 định ra một mức trần nợ, chỉ có thể được nâng lên khi có thỏa thuận của Quốc hội và tổng thống. Lo ngại bao trùm lên toàn bộ Hoa Kỳ trong nửa đầu năm 2023 khi nợ của nước này ghi nhận tăng trưởng nguy hiểm lên giới hạn gần 31.4 nghìn tỷ USD. Bế tắc được giải quyết vào cuối tháng 5, nhưng một lần nữa dấy lên sự thiếu chắc chắn về cam kết của các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ trong việc bỏ ngoài tai những khoản chi mạo hiểm và đáp ứng các khoản hoàn trả trái phiếu khi gánh nặng nợ chồng chất.

2. Ý nghĩa của xếp hạng AA+?

Xếp hạng AA+ thấp hơn AAA một bậc, nghĩa là Hoa Kỳ không còn được Fitch đánh giá là có “chất lượng tín dụng cao nhất”. Trong khi xếp hạng AA biểu thị “kỳ vọng về rủi ro vỡ nợ rất thấp”, thì đó là một bước thụt lùi so với “kỳ vọng thấp nhất về rủi ro vỡ nợ” đối với người vay AAA. Tương tự, xếp hạng cao nhất chỉ được ấn định trong trường hợp có “năng lực mạnh đặc biệt” để đáp ứng các cam kết tài chính, trong khi điểm tín dụng AA cho thấy “năng lực rất mạnh”. Fitch được coi là công ty nhỏ nhất trong số “ba công ty xếp hạng lớn nhất thế giới” bao gồm Moody's và S&P.

3. Trái phiếu chính phủ được xếp hạng như thế nào?

Các công ty xếp hạng đánh giá sức khỏe tài chính của các tổ chức phát hành, bao gồm cả chính phủ và cho họ điểm tín dụng để xếp hạng khả năng thanh toán nợ. Các nhà đầu tư thường dựa vào xếp hạng tín dụng khi mua trái phiếu. Đánh giá của các công ty xếp hạng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số tiền lãi mà người vay phải trả để huy động vốn. Tuy nhiên, lãi suất của Mỹ bị kìm hãm bởi nhu cầu đối với đồng USD và trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, vốn được coi là tài sản phi rủi ro tiêu chuẩn của thế giới. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết trong tuyên bố sau khi Mỹ bị hạ xếp hạng rằng động thái này là "tùy tiện và dựa trên dữ liệu lỗi thời" và điều này sẽ không thay đổi quan điểm của nhà đầu tư về nợ chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu 30 năm đã tăng lên mức cao nhất trong gần 9 tháng qua trước khi xếp hạng bị hạ, khi Mỹ chuẩn bị tăng phát hành trái phiếu để bù đắp cho cho thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.

4. Việc hạ xếp hạng có ý nghĩa gì đối với thị trường?

Khi S&P hạ xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ vào năm 2011, đã có nhiều lo ngại cho nền kinh tế Hoa Kỳ vào thời điểm châu Âu đang trong cuộc khủng hoảng nợ công. Dù vậy, động thái này ít tác động lâu dài. Các nhà đầu tư đổ tiền vào tài sản của Mỹ và lợi suất trái phiếu chính phủ giảm vào cuối năm. Một phần do nền kinh tế Mỹ vẫn tràn đầy sức mạnh, đồng thời Liên minh châu Âu đang phải vật lộn để bảo vệ liên minh tiền tệ của mình. Khoảng thời gian này, thị trường tài chính cũng lo ngại về nền kinh tế Mỹ, nhưng sự tập trung đổ dồn vào chu kỳ lãi suất tăng mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang trong nhiều thập kỷ để dập tắt lạm phát. Do đó, những gì Fed làm có khả năng ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến lãi suất của Hoa Kỳ so với việc Fitch giảm xếp hạng. Khác với Fitch, Moody's vẫn giữ xếp hạng cao nhất cho Hoa Kỳ.

5. Điều này có ý nghĩa gì đối với các xếp hạng khác?

Nhóm các quốc gia nằm trong top xếp hạng tín dụng cao nhất đang giảm dần. Úc, Đức, Singapore và Thụy Sĩ vẫn có xếp hạng hàng đầu từ cả ba công ty, theo dữ liệu tổng hợp bởi Bloomberg. Fitch cũng đánh giá Canada ở mức AA+. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, được A+, thấp hơn ba bậc. Xếp hạng của một quốc gia có thể đóng vai trò là mức trần cho xếp hạng của các công ty ở quốc gia đó, nhưng không đúng trong mọi trường hợp. Số lượng các công ty được xếp hạng AAA từ các công ty xếp hạng Big3 đang giảm dần, bao gồm cả những cái tên quen thuộc như Microsoft và Johnson & Johnson.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng sau “ngày giải phóng” – thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ rúng động bởi làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro sau những tuyên bố chính sách thương mại từ Tổng thống Donald Trump – Phố Wall đã chứng kiến một cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp

Dù chính sách dưới thời Trump có thể gây tổn hại cho kinh tế Mỹ, nền tảng vững chắc về năng suất, vốn và công nghệ vẫn giúp duy trì khoảng cách tăng trưởng vượt trội so với châu Âu. Trong khi đó, châu Âu dù có dấu hiệu cải thiện, vẫn đối mặt với những giới hạn cấu trúc và rào cản cải cách khiến khả năng bắt kịp Mỹ trong trung hạn là rất thấp.
Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện đang triển khai những biện pháp tinh vi nhằm né tránh thuế quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành thông qua việc chuyển hàng qua các quốc gia thứ ba để che đậy nguồn gốc xuất xứ thật.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ