Tỷ phú ngành khai khoáng: Thuế đồng "thông minh" của Trump sẽ khiến mọi người "thức tỉnh"

Tỷ phú ngành khai khoáng: Thuế đồng "thông minh" của Trump sẽ khiến mọi người "thức tỉnh"

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

09:54 11/07/2025

Doanh nhân tỷ phú trong ngành khai khoáng, Robert Friedland, hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế 50% đối với nhập khẩu đồng, cho rằng việc sản xuất kim loại này trong nước là “nền tảng cho an ninh quốc gia của Mỹ”.

Dù các nhà phân tích và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khác đặt nghi vấn về tính hợp lý của mức thuế cao như vậy trong bối cảnh Mỹ vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu đồng, nhà sáng lập công ty Ivanhoe Mines (niêm yết tại Toronto) cho rằng động thái này là cần thiết để “khiến người dân Mỹ thức tỉnh” về điểm yếu hiện tại của đất nước.

“Có một danh sách mới về các nguyên liệu thô thiết yếu, và nếu thiếu chúng, bạn không thể làm gì để chống lại biến đổi khí hậu hay thúc đẩy nền kinh tế xanh. Và đó cũng là lỗ hổng nghiêm trọng về an ninh quốc gia,” ông Friedland, một người kỳ cựu trong ngành, chia sẻ với Financial Times.

“Tôi hoan nghênh chính quyền Trump đã làm điều hiển nhiên và thông minh — nước Mỹ cần tự sản xuất loại kim loại này,” ông nói thêm.

Đồng đã chảy vào thị trường Mỹ trong năm nay với kỳ vọng Trump sẽ sớm đánh thuế nhập khẩu. Kết quả là giá đồng tại Mỹ hôm thứ Tư đã giảm nhẹ xuống còn 5,53 USD mỗi pound sau thông báo, nhưng vẫn cao hơn 28% so với giá chuẩn toàn cầu tại London.

Friedland, 74 tuổi, cho rằng phản ứng của thị trường là “không đáng quan tâm”. “Vấn đề thực sự ở đây là Mỹ muốn đồng được sản xuất trong nước, tinh luyện trong nước — và không chỉ riêng đồng. Đồng là đại diện cho khoảng 30 loại kim loại thiết yếu,” ông nói.

Là một trong những giám đốc điều hành khai khoáng nổi tiếng nhất ở Bắc Mỹ, và cũng là người có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và Ả Rập Xê Út, Friedland từng tư vấn cho nhiều chính quyền Mỹ về các vấn đề khai khoáng. Hồi tháng 5, ông nằm trong số các lãnh đạo doanh nghiệp gặp Tổng thống Trump và Thái tử Mohammed bin Salman trong chuyến thăm của Trump tới Riyadh.

Friedland từ chối bình luận về các cuộc trao đổi với giới chức Mỹ nhưng khen ngợi lập trường của Trump đối với ngành khai khoáng. “Chính quyền này là một làn gió mới cho ngành công nghiệp,” ông nói. “Người làm khai khoáng đã bị đánh đập suốt 50 năm, như thể khai khoáng là một tội lỗi nguyên thủy, trong khi ai ai cũng muốn có xe điện, lò vi sóng hay máy giặt.”

Bộ trưởng Nội vụ của Trump, ông Doug Burgum, hồi tháng 3 nói với các công ty khai khoáng rằng ông muốn họ “khai thác, cứ khai thác”, như một phần trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào kim loại nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chính quyền sau đó đã thúc đẩy nhanh tiến trình cấp phép cho một số dự án, bao gồm mỏ đồng Resolution do Rio Tinto phát triển tại Arizona — dự án bị trì hoãn từ lâu.

Ivanhoe Electric, công ty con của Friedland tại Mỹ, cũng đang lên kế hoạch phát triển mỏ đồng Santa Cruz tại Arizona.

Friedland cho rằng việc tăng sản lượng khai khoáng trong nước sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và đảm bảo quân đội Mỹ có đủ đồng để sản xuất đạn dược và thiết bị quân sự trong bối cảnh chi tiêu quân sự toàn cầu có khả năng gia tăng.

“Chúng ta đang chuyển từ một nền kinh tế toàn cầu tích hợp theo kiểu ‘vừa đúng lúc’ (just-in-time) sang nền kinh tế ‘phòng khi cần’ (just-in-case), và việc chính quyền tăng thuế đối với nguyên liệu thô thiết yếu chính là một hành động ‘phòng khi cần’,” ông nói thêm. “Phòng khi chiến tranh nổ ra, ta phải có đủ nguyên liệu thô để ứng phó.”

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?

Trong bối cảnh Donald Trump nhiều khả năng tái đắc cử tổng thống Mỹ, câu hỏi về khả năng duy trì tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng trở nên cấp bách. Những chỉ trích gay gắt, các đòn tấn công cá nhân nhắm vào Chủ tịch Fed Jay Powell cùng với ý định thay thế ông bằng một “chủ tịch bóng” đang làm dấy lên lo ngại về việc chính sách tiền tệ có thể bị chính trị hóa. Trong khi Powell vẫn giữ vững lập trường và sự ủng hộ từ giới chuyên gia, áp lực từ Nhà Trắng và tâm lý bài giới tinh hoa đang đặt ra thách thức chưa từng có cho sự độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Fed và đàm phán thương mại là yếu tố quyết định

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Fed và đàm phán thương mại là yếu tố quyết định

USD/JPY tiến sát mốc 147 khi thuế quan gây áp lực lên kinh tế Nhật, tác động đến định hướng chính sách của BoJ và tâm lý thị trường. AUD/USD chạm 0,65941 USD sau khi RBA giữ nguyên lãi suất và đánh giá tác động hạn chế từ các biện pháp thuế của Mỹ. Các phát biểu từ Fed có thể làm thay đổi chênh lệch lãi suất; lập trường ôn hòa có thể hỗ trợ cả đồng Yên và đồng Úc.
Sáu tháng đầu nhiệm kỳ: Trump làm nước Mỹ yếu đi ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sáu tháng đầu nhiệm kỳ: Trump làm nước Mỹ yếu đi ra sao?

Chỉ trong chưa đầy sáu tháng đầu nhiệm kỳ, Donald Trump đã tiến hành một loạt thay đổi sâu rộng, làm lung lay nền tảng dân chủ, pháp quyền và vị thế quốc tế của nước Mỹ. Từ việc cai trị bằng sắc lệnh, bổ nhiệm người thân tín thiếu năng lực, tấn công vào khoa học, đến việc đẩy mạnh chủ nghĩa đơn phương và gây bất ổn toàn cầu, những gì Trump đang làm khiến nhiều người lo ngại rằng nước Mỹ đang rời xa chính những giá trị từng làm nên sức mạnh và sự vĩ đại của mình.
Bức tường thuế quan của Trump đang hình thành quanh các nhà máy Đông Nam Á
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bức tường thuế quan của Trump đang hình thành quanh các nhà máy Đông Nam Á

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh chiến lược thương mại cứng rắn bằng cách đe dọa áp thuế cao lên hàng hóa từ loạt quốc gia Đông Nam Á, tạo ra một “bức tường thuế quan” mới quanh các trung tâm sản xuất của khu vực. Mục tiêu là ngăn chặn tình trạng hàng Trung Quốc “chuyển hướng” qua các nước thứ ba để né thuế, nhưng động thái này có thể gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy giá hàng hóa lên cao và buộc người tiêu dùng Mỹ phải lựa chọn giữa chi tiêu nhiều hơn hoặc từ bỏ sản phẩm nhập khẩu.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Tâm điểm hương vế tin tức thương mại và lạm phát Trung Quốc

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Tâm điểm hương vế tin tức thương mại và lạm phát Trung Quốc

Các chính sách thuế mới từ Mỹ và số liệu sản xuất yếu của Nhật có thể làm chậm tiến trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của BoJ, qua đó gây áp lực lên đồng Yên và kỳ vọng nâng lãi suất. Trong khi đó, dữ liệu lạm phát từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá AUD/USD và định hướng chính sách của RBA, với áp lực giảm phát có thể kéo đồng Aussie về mốc $0.65. RBA nhấn mạnh rằng các gói kích thích kinh tế từ Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của thuế quan đối với Úc, và nếu điều này trở thành hiện thực, có thể hỗ trợ tỷ giá AUD/USD.
Quan chức ECB Makhlouf: Đồng Euro chưa sẵn sàng thách thức vai trò của USD

Quan chức ECB Makhlouf: Đồng Euro chưa sẵn sàng thách thức vai trò của USD

Đồng euro không thể nhanh chóng thay thế đồng đô la như trụ cột của hệ thống tài chính thế giới vì các quốc gia sử dụng đồng tiền này vẫn còn một chặng đường dài để đi trong việc hội nhập tài chính và kinh tế, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu Gabriel Makhlouf cho biết.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Tăng trưởng tiền lương khiến thị trường đổ dồn chú ý vào BoJ

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Tăng trưởng tiền lương khiến thị trường đổ dồn chú ý vào BoJ

Dữ liệu tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản có thể tác động đến các cược tăng lãi suất của BoJ và thúc đẩy hành động giá USD/JPY vào đầu tuần giao dịch. Lượng tuyển dụng ở Úc tăng có thể thúc đẩy AUD/USD trước quyết định về lãi suất của RBA, làm giảm bớt lo ngại về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7. Những người phát biểu tại Fed hôm nay có thể tác động đến USD/JPY và AUD/USD tùy thuộc vào phản ứng của họ đối với Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ