Thị trường vẫn đặt cược vào cắt giảm lãi suất bất chấp kinh tế Mỹ đang dần vững mạnh?

Thị trường vẫn đặt cược vào cắt giảm lãi suất bất chấp kinh tế Mỹ đang dần vững mạnh?

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

08:17 16/10/2024

Gần đây, lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế Mỹ trong ngắn hạn đã dịu bớt, song vấn đề cắt giảm lãi suất vẫn được đặt lên bàn nghị sự. Sự kết hợp giữa nền kinh tế mạnh mẽ và kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ khiến một số nhà phân tích cho rằng điều này thiếu cơ sở. Tuy nhiên, Thống đốc Fed Christopher Waller, trong bài phát biểu hôm thứ Hai, đã làm rõ rằng NHTW này vẫn dự kiến tiếp tục nới lỏng chính sách trong thời gian tới.

Để phù hợp với các chỉ số kinh tế gần đây khả quan hơn, ông Waller nhấn mạnh rằng mức độ cắt giảm sẽ nhẹ nhàng hơn trước. Tuy vậy, nếu các nhà hoạch định chính sách có quan điểm hawkish đang tìm kiếm dấu hiệu cho thấy việc cắt giảm lãi suất đã bị gạt khỏi kế hoạch, họ nhất định sẽ thất vọng với bài phát biểu của Waller tại Đại học Stanford hôm qua.

"Các số liệu cho thấy nền kinh tế có thể không hạ nhiệt như mong đợi," ông phát biểu. "Mặc dù chúng tôi không muốn phản ứng thái quá hoặc bỏ qua những dữ liệu này, tôi cho rằng tổng thể các chỉ số đang báo hiệu chính sách tiền tệ nên thận trọng hơn về nhịp độ cắt giảm lãi suất so với những gì được đề xuất tại cuộc họp tháng 9."

Tóm lại, ông kết luận: "Bất kể diễn biến ngắn hạn như thế nào, quan điểm của tôi vẫn là giảm dần lãi suất điều hành trong năm tới."

Thị trường cũng đồng thuận với quan điểm này. Hợp đồng tương lai quỹ liên bang sáng nay đang định giá với xác suất cao khả năng Fed sẽ hạ lãi suất hiện tại 4.75% - 5.0% xuống 25 điểm cơ bản tại cuộc họp FOMC tiếp theo vào ngày 7 tháng 11.

Song song đó, lợi suất trái phiếu chính ohur Mỹ kỳ hạn 2 năm - vốn nhạy cảm với chính sách - tiếp tục giao dịch ở mức thấp hơn đáng kể so với biên độ mục tiêu hiện tại.

Tính đến ngày 11 tháng 10, tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa lãi suất trung vị hiệu quả quỹ liên bang và lợi suất trái phiếu 2 năm thấp hơn nhiều - một dữ liệu mạnh mẽ cho thấy thị trường đang dự báo một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong tương lai gần.

US 2-Year Yield vs Fed Funds Effective Rate

Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 2 năm so với lãi suất trung vị hiệu quả quỹ liên bang

Một mô hình đa biến mà các chuyên gia theo dõi cho TMC Research cũng đang ủng hộ mạnh mẽ luận điểm tiếp tục cắt giảm lãi suất. Theo ước tính hiện tại của mô hình, mức lãi suất quỹ liên bang "tối ưu" vào khoảng 3.4% - thấp hơn đáng kể so với biên độ mục tiêu hiện tại.

Money Supply Trend

Lãi suất trung vị hiệu quả quỹ liên bang so với lãi suất quỹ liên bang được tính dựa trên mô hình của TMC

Song song đó, một mô hình khác chuyên gia theo dõi (kết hợp lạm phát tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp) tiếp tục chỉ ra rằng chính sách tiền tệ đang ở trạng thái thắt chặt. Điều này hàm ý khả năng cao sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất nếu Fed mong muốn bình thường hóa chính sách trong ngắn hạn.

Fed Funds vs Unemployment Rate + Consumer Inflation Rate

Lãi suất quy liên bang so với mô hình kết hợp lạm phát tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp

Nhìn chung, các nhà hoạch định chính sách tại Fed dường như đồng thuận rằng việc hạ lãi suất là một bước đi thận trọng. Richard Clarida, cựu Phó Chủ tịch Fed và hiện là cố vấn kinh tế toàn cầu tại Pimco, đã viết vào hôm thứ Hai:

"Biểu đồ chấm của Fed - một công cụ trực quan hóa dự báo lãi suất của các nhà hoạch định chính sách - cho thấy mục tiêu lãi suất quỹ liên bang khoảng 3% khi lạm phát ổn định ở mức 2% và thị trường lao động đạt trạng thái việc làm đầy đủ."

Mô hình dự báo lạm phát của Fed Cleveland chỉ ra rằng mục tiêu 2% của Fed đã đạt được, dựa trên ước tính cho báo cáo sắp công bố về chỉ số giá tiêu dùng cá nhân tháng 9. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, ở mức 4.1% trong tháng 9, đang tiệm cận mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Áp dụng các nguyên tắc của Clarida làm cơ sở, có thể thấy xác suất khá cao cho việc sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất trong tương lai gần.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ