Vàng đã giảm ngày thứ 2 liên tiếp khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang, tại đó các quan chức dự kiến sẽ thảo luận về thu hẹp các biện pháp kích thích được sử dụng để vực dậy nền kinh tế Mỹ khỏi đại dịch.
Biến thể Delta một lần nữa đã cho thấy khả năng kinh tế thế giới chậm lại, cùng với đó, Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục kéo dài các biện pháp nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang sẽ có cuộc họp chính sách đầu tiên vào Ba và thứ Tư, kể từ sau tuyên bố "cởi mở" hơn với việc thắt chặt chính sách tiền tệ sớm và cương quyết hơn so với dự đoán của thị trường.
Như một chất xúc tác cho thị trường, cuộc họp FOMC có quy mô lớn hơn nhiều so với bất kỳ điều gì khác trong tuần này. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, cũng có rất sự kiện khác kết hợp có thể ảnh hưởng đến tâm lý lo ngại rủi ro nói chung.
Các nhà giao dịch trái phiếu đang chuẩn bị cho những biến động mạnh mẽ tiềm ẩn khi Cục Dự trữ Liên bang sẽ có cuộc họp vào tuần này và các dữ liệu kinh tế mới cũng sẽ được công bố.
Chính sách được điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương Châu Âu không mang lại sự bất ngờ nhưng vẫn nhấn mạnh cam kết của họ về lãi suất thấp và chương trình mua trái phiếu. Điều này có thể đủ để tạo ra sự mất kết nối giữa các thị trường tín dụng lớn, mang lại lợi thế cho khu vực đồng euro.
Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, các quỹ ETF toàn cầu đã mua vào 18,893 ounces vàng (0.59 tấn), giảm lượng vàng bán ròng trong năm nay xuống mức 6.55 triệu ounces (khoảng 205 tấn).
Fed tiếp tục “hát” giai điệu về lạm phát nhất thời, nhưng các thước đo của riêng họ cho thấy chỉ số PCE lõi đang cho thấy tín hiệu đang báo động về lạm phát. Vấn đề với câu chuyện nhất thời là khi giá cả cốt lõi tăng, mức tăng trưởng lương cũng sẽ tăng tốc. Và lạm phát đó không phải chỉ là nhất thời.
Đường cong lợi suất dường như đang phẳng dần khi thị trường vẫn lo ngại về một kịch bản “lạm phát đình trệ”, nơi lạm phát có thể buộc Fed phải nhúng tay vào trong bối cảnh Covid-19 bùng phát trở lại.