Các ngân hàng trung ương càng hawkish, lại càng tốt cho trái phiếu. Đó là điểm mấu chốt rút ra từ bảng xếp hạng toàn cầu về hiệu suất sinh lời của trái phiếu chính phủ trong tháng 7.
Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Tư đã tăng lãi suất 0.75% lần thứ hai liên tiếp, đưa lãi suất lên 2.25-2.5%, tiếp tục tìm cách kìm hãm lạm phát mà không gây ra suy thoái.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong tháng thứ hai liên tiếp và Chủ tịch Jerome Powell cho biết một động thái tương tự có thể xảy ra một lần nữa, bác bỏ suy đoán rằng nền kinh tế Mỹ đang suy thoái.
Các chỉ báo sản xuất và tiêu dùng gần đây đã bắt đầu suy yếu. Tuy vậy, tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao, phản ánh mất cân bằng cung-cầu liên quan đến đại dịch, giá năng lượng và thực phẩm tăng cao, và áp lực giá cả trên diện rộng.
Ngân hàng trung ương châu Âu đã tăng các lãi suất của mình 50 điểm cơ bản, lần tăng lãi suất đầu tiên trong 11 năm và tăng mạnh nhất kể từ năm 2000 trước tình hình lạm phát nóng, ngay cả khi kinh tế châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái.
Lạm phát tại Mỹ tăng tốc nhiều hơn dự báo trong tháng 6, áp lực giá cả dai dẳng gây áp lực khiến Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục một đợt tăng lãi suất mạnh tay vào cuối tháng này.
Ngân hàng dự trữ New Zealand đã tăng lãi suất 50bp trong cuộc họp thứ 3 liên tiếp, cam kết rằng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách mạnh tay cho đến khi lạm phát đã được kiểm soát.