Lạm phát tại Mỹ tăng vọt lên 9.1%, Fed đứng trước áp lực lớn hơn bao giờ hết

Lạm phát tại Mỹ tăng vọt lên 9.1%, Fed đứng trước áp lực lớn hơn bao giờ hết

20:00 13/07/2022

Lạm phát tại Mỹ tăng tốc nhiều hơn dự báo trong tháng 6, áp lực giá cả dai dẳng gây áp lực khiến Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục một đợt tăng lãi suất mạnh tay vào cuối tháng này.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 9.1% so cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 1981. CPI theo tháng cũng tăng 1.3% so với một tháng trước đó, cao nhất kể từ năm 2005, dữ liệu này phản ánh chi phí xăng dầu, chỗ ở và thực phẩm đang tiếp tục tăng cao hơn.

Trước đó, các nhà kinh tế dự đoán CPI chỉ tăng 1.1% so với tháng 5 và 8.8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo khảo sát của Bloomberg.

Chỉ số CPI cơ bản, không bao gồm cấu phần thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0.7% so với tháng trước và 5.9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự báo.

Inflation in US hotter than forecast as prices climb in broad fashion

Lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng phi mã

Lợi suất trái phiếu kho bạc và đồng đô la tăng vọt, trong khi chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau báo cáo.

Lạm phát tăng nóng tái khẳng định sự thật rằng áp lực giá đang lan rộng và phổ biến trong toàn bộ nền kinh tế, tiếp tục hủy hoại sức mua và niềm tin của người dân. Điều này sẽ khiến các quan chức Fed phải có một chính sách tích cực để kìm hãm nhu cầu, đồng thời gây thêm áp lực cho Tổng thống Joe Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ, những người đã bị giảm sự ủng hộ trước cuộc bầu cử giữa kỳ.

Trong khi nhiều nhà kinh tế cho rằng dữ liệu này sẽ là đỉnh của chu kỳ lạm phát hiện nay, một số yếu tố như giá nhà ở sẽ giữ cho áp lực giá tăng cao trong thời gian dài hơn. Rủi ro địa chính trị bao gồm các vụ phong tỏa do Covid ở Trung Quốc và cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cũng gây ra rủi ro cho chuỗi cung ứng và triển vọng lạm phát.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã đánh tiếng về một đợt tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào cuối tháng này, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng cũng như tăng trưởng việc làm và tiền lương vẫn ổn định. Ngay cả trước khi dữ liệu được công bố, các nhà giao dịch đã định giá đầy đủ kịch bản tăng lãi suất 0.75% cho tháng Bảy.

Giá cả các mặt hàng gia dụng thiết yếu tiếp tục tăng mạnh trong tháng trước. Giá gas đã tăng 11.2% so với một tháng trước đó. Giá dịch vụ năng lượng, bao gồm điện và khí đốt tự nhiên, tăng 3.5%, cao nhất kể từ năm 2006. Trong khi đó, chi phí thực phẩm tăng 1% và 10.4% so với một năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981.

Giá thuê nhà tăng 0.8% so với tháng 5, mức tăng theo tháng lớn nhất kể từ năm 1986. Nhìn chung, chi phí tạm trú - vốn là thành phần dịch vụ lớn nhất và chiếm 1/3 trọng số của chỉ số CPI tổng thể - tăng 0.6%, so với tháng trước.

Mặc dù doanh số bán nhà đã chậm lại trong những tháng gần đây do lãi suất thế chấp cao hơn, các nhà kinh tế dự đoán lạm phát giá cho thuê tiếp tục tăng vì cần có thời gian để sự thay đổi giá cả phản ánh vào chỉ số giá tiêu dùng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tín hiệu tăng giá cho S&P xuất hiện khi nhiều cổ phiếu cùng được hưởng đà tăng
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tín hiệu tăng giá cho S&P xuất hiện khi nhiều cổ phiếu cùng được hưởng đà tăng

Có nhiều lý do để nghi ngờ đà tăng gần đây của thị trường chứng khoán — tiến triển thỏa thuận thương mại còn ít ỏi, dữ liệu kinh tế đang xấu đi và triển vọng từ các công ty Mỹ tồi tệ nhất trong nhiều năm. Bất chấp tất cả những điều đó, ít nhất một thước đo cho thấy niềm tin nhà đầu tư đang tăng lên ở cả các công ty lớn và nhỏ.
Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) vượt mốc 101.00, đạt đỉnh tháng nhờ lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) vượt mốc 101.00, đạt đỉnh tháng nhờ lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung

Đồng USD lấy lại đà tăng tích cực sau phiên giảm nhẹ hôm thứ Sáu và tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một tháng. Lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung làm giảm bớt lo ngại suy thoái và thúc đẩy USD trong bối cảnh Fed tạm dừng tăng lãi suất với giọng điệu hawkish. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn chạm mức cao nhất gần một tháng và hỗ trợ thêm cho đồng bạc xanh.
Hoạt động mua cổ phiếu nước ngoài của Nhật Bản trong tháng 4 đạt mức cao nhất 20 năm do biến động thị trường toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hoạt động mua cổ phiếu nước ngoài của Nhật Bản trong tháng 4 đạt mức cao nhất 20 năm do biến động thị trường toàn cầu

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã tăng mạnh hoạt động mua cổ phiếu nước ngoài trong tháng 4, chuyển hướng khỏi trái phiếu khi họ tái cân bằng danh mục đầu tư giữa bối cảnh thị trường toàn cầu biến động do thuế quan của Mỹ, và tận dụng lợi thế từ cổ phiếu quốc tế với giá chiết khấu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ