Quan điểm Kathy Lien 13/5: Những chú bò quay lại với USD sau khi lạm phát tăng tốc tại Mỹ

Quan điểm Kathy Lien 13/5: Những chú bò quay lại với USD sau khi lạm phát tăng tốc tại Mỹ

07:50 13/05/2021

Đồng đô la Mỹ tăng vọt vào thứ Tư do số liệu CPI tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã cảnh báo về hiện tượng tăng giá tạm thời, nhưng không ai nghĩ tới mức tăng mạnh như vậy. Tính theo tháng, CPI tăng 0.8%, gấp 4 lần dự kiến, ​​và so với cùng kỳ năm trước, CPI tăng 4.2% so với ước tính 3.6%. Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết ông “ngạc nhiên” trước sự gia tăng mạnh mẽ của lạm phát.

Kathy Lien
Kathy Lien

Cổ phiếu giảm do giá tăng ảnh hưởng đến biên lợi nhuận, đẩy lợi suất cao hơn, ảnh hưởng đến chi phí đi vay và gây áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang về việc giảm kích thích. Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách vẫn giữ vững quan điểm của họ rằng sự gia tăng này chỉ là nhất thời, nhưng nhiều nhà đầu tư lo ngại đà phục hồi mạnh mẽ sẽ khiến giá tăng lâu dài. Sự trở lại của nhu cầu tiêu dùng và tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã khiến giá thực phẩm, vé máy bay, cho thuê xe, mua bán xe đã qua sử dụng và gas tăng mạnh. Khó có thể thấy nhu cầu giảm và tốc độ tăng giá chậm lại trước khi kết thúc mùa hè.

Đồng đô la Mỹ có thể sẽ giữ được đà tăng cho tới ngày ra tin doanh số bán lẻ thứ Sáu tuần này. Lạm phát cao hơn và tăng lương mạnh hơn,người tiêu dùng sẽ bất ngờ về dữ liệu chi tiêu của mình. Các nhà kinh tế chỉ kỳ vọng doanh số bán lẻ tăng 1% sau khi đã tăng 9.8% tháng trước. Giống như lạm phát, đây có thể là một dự báo thấp bất thường. Tỷ giá USD/JPY đã có một ngày tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 3 và có thể kiểm tra mức 110 trước khi kết thúc tuần. Giá sản xuất sẽ được công bố vào ngày mai, nhưng sau CPI, PPI sẽ có ít tác động đến đồng đô la Mỹ. Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ tập trung vào số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần.

Đồng đô la New Zealand và đô la Úc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bán tháo cổ phiếu, mất hơn 1.5% giá trị so với đô la Mỹ. Cả hai quốc gia đều đang hưởng lợi nhờ số ca nhiễm thấp, thị trường nhà ở mạnh mẽ và đà phục hồi lành mạnh, nhưng đây lại là các loại tiền tệ có hệ số beta cao thường rất nhạy cảm với khẩu vị rủi ro. Đô la Canada cũng kết thúc ngày giao dịch ở mức thấp hơn, nhưng chỉ mất 0.2% giá trị so với đồng bạc xanh.

Đồng euro chịu áp lực sau khi số lượng sản xuất công nghiệp yếu hơn dự kiến. Các báo cáo kinh tế của Vương quốc Anh rất mạnh mẽ, nhưng đồng bảng Anh không thể tránh khỏi tổn thất. Nền kinh tế Anh co hẹp 1.5% trong quý đầu tiên, nhưng sản xuất công nghiệp lại tăng 1.8%. Không có dữ liệu chính về Khu vực đồng tiền chung châu Âu hoặc Vương quốc Anh sẽ được công bố vào cuối tuần này, vì vậy euro và bảng Anh sẽ giao dịch chủ yếu dựa trên nhu cầu lớn của thị trường đối với đô la Mỹ.

Kathy Lien

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.
Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo EU nên sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại, phản ánh lập trường hawkish từ Berlin trong bối cảnh ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa châu Âu. Dù nguy cơ xung đột kinh tế gia tăng, các nước EU vẫn kỳ vọng có thể đạt được một thỏa hiệp để tránh tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên.
New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ

Ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất điều hành xuống 3.25%, đánh dấu chu kỳ nới lỏng sâu hơn dự báo nhằm ứng phó với rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ. Lạm phát trong tầm kiểm soát giúp RBNZ linh hoạt hơn, trái ngược với lập trường thận trọng của Fed và RBA. Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và đầu tư trong nước.
doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc

Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất chủ chốt của Mỹ giảm mạnh trong tháng tư, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp giữa lúc chính sách thuế quan còn nhiều bất định. Trong khi niềm tin tiêu dùng cải thiện nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung, triển vọng đầu tư và thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực.