Phân tích giá vàng: Mục tiêu $1,880 trở lại tầm ngắm

Phân tích giá vàng: Mục tiêu $1,880 trở lại tầm ngắm

Trần Vân Anh

Trần Vân Anh

Junior Editor

15:07 11/10/2023

Trong phiên Âu, giá vàng đã mở rộng đà tăng lên $1,865/oz trong bối cảnh USD suy yếu do lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ giảm khắp các kỳ hạn.

Giọng điệu dovish gần đây từ các nhà hoạch định chính sách đã khiến thị trường hạ kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 1 lần nữa vào cuối năm nay, với xác suất xảy ra hiện chỉ ở mức 13%.

Vào thứ Ba, Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết "không cần thiết phải tăng lãi suất nữa” và Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari lưu ý rằng “có thể lợi suất trái phiếu cao hơn cho phép Fed làm ít hơn”. Trong khi đó, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cũng đồng tình rằng, “lợi suất trái phiếu thắt chặt có thể tương đương một đợt tăng lãi suất”.

Những bình luận “ôn hòa” này đã củng cố kịch bản chi phí đi vay cao hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ phần nào giảm bớt áp lực xử lý lạm phát của Fed, đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể hạn chế tiến hành thắt chặt hơn.

Những kỳ vọng “ôn hòa” từ Fed kết hợp với hy vọng về một làn sóng kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc đã cải thiện khẩu vị rủi ro, đồng thời gạt đi những lo toan bắt nguồn từ cuộc xung đột Hamas-Israel. Vào hôm thứ Ba, Bloomberg đưa tin Trung Quốc đang cân nhắc phát hành thêm ít nhất 1,000 tỷ CNY ($137.1 tỷ) trái phiếu chính phủ để chi tiêu cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng như các dự án thủy lợi, nhằm nỗ lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hàng năm của Bắc Kinh.

Những xúc tác cơ bản này đã gây áp lực lên USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, khích lệ phe mua vàng bứt phá khỏi $1,860/oz. Tuy nhiên, đà tăng tiếp theo của vàng vẫn bị giới hạn do các nhà giao dịch tỏ ra thận trọng hơn trước Chỉ số giá sản xuất (PPI) tại sẽ được công bố vào 19:30 tối thứ Tư và Biên bản cuộc họp chính sách Fed tháng 9 được công bố vào 01:00 rạng sáng thứ Năm.

Các dữ liệu có thể làm gia tăng lập trường “ôn hòa” của Fed, khiến USD giảm sâu hơn và hỗ trợ vàng hồi lại từ mức đáy 7 tháng qua. Chỉ số PPI lõi hàng năm được dự báo tăng 2.3% trong tháng 9, so với mức 2.2% trong tháng 8. Mặt khác, dữ liệu PPI bất ngờ tăng mạnh hơn kỳ vọng có thể thúc đẩy kỳ vọng Fed tăng lãi suất trở lại trong tháng 11, trước thêm công bố báo cáo CPI - thước đo lạm phát vô cùng quan trọng của Hoa Kỳ vào thứ Năm.

Biên bản cuộc họp chính sách tháng 9 của Fed và phát biểu của các quan chức Fed cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hành động giá của USD và khẩu vị rủi ro, cùng với đó là biến động giá vàng trong thời gian tới.

Phân tích kỹ thuật giá vàng: Khung H4

Quan sát trên biểu đồ H4, xu hướng tăng đã được hình thành khi chỉ báo RSI thoái lui khỏi vùng quá mua. Không thể loại trừ khả năng giá sẽ tăng lên kháng cự quan trọng tại $1,880/oz. Trước đó, phe mua sẽ nhắm tới đường SMA 100 tại $1,874.

Phía dưới, đường SMA 21 đã cắt lên phía trên đường SMA 50 sau khi giá đóng cửa vào thứ Ba, xác nhận tín hiệu tăng.

Mặt khác, SMA 21 tại $1,845/oz sẽ là hỗ trợ gần nhất, sau đó là MA 50 tại $1,838. Dưới đó sẽ là $1,820 và đáy 7 tháng tại $1,811.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?

Thị trường toàn cầu đang bước vào giai đoạn đếm ngược tới hạn chót ngày 8 và 9/7 do chính quyền Trump đặt ra. Đến thời điểm đó, các quốc gia phải hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Mỹ — nếu không, mức thuế quan sẽ tăng vọt. Kết quả có thể mang lại sự nhẹ nhõm cho nhà đầu tư, hoặc thổi bùng lại nỗi lo về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn

Dòng vốn điều chỉnh danh mục vào cuối tháng đã ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến phiên giao dịch hôm nay, dẫn đến việc đồng USD tiếp tục suy yếu. Dù thị trường chứng khoán kết thúc tháng với sắc xanh, sự biến động mạnh đã xuất hiện vào cuối phiên khi các nhà đầu tư lớn tận dụng tính thanh khoản cao xung quanh các mức giá chốt tháng để cân bằng lại danh mục.
USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

Tất cả chúng ta đều đã đoán trước được điều này – có thể không phải là tốc độ, nhưng chắc chắn là xu hướng. Đồng Đô la Mỹ vừa khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ thời điểm cú sốc Nixon, mất hơn 10% giá trị kể từ đầu năm. Điều khởi đầu như một sự điều chỉnh nhẹ dần biến thành một cuộc tái định giá toàn diện về uy tín kinh tế vĩ mô của nước Mỹ, khi đồng bạc xanh rơi khỏi vị thế vốn được xem là không thể lay chuyển nhanh đến chóng cả mặt.
Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Hợp đồng tương lai E-mini Nasdaq 100 đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới tại 22,901.50 vào thứ Sáu và hiện vẫn đang giao dịch gần mức cao này. Trong khi đó, hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 đang tiệm cận mức đỉnh lịch sử, còn hợp đồng tương lai Russell 2000 vẫn tụt hậu, ghi nhận mức giảm 3.73% tính từ đầu năm (YTD).
Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ

Thị trường ngoại hối khởi đầu tuần mới với biến động thấp và thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, song những diễn biến chính trị vẫn đang chi phối một số đồng tiền thuộc nhóm G10. Đồng USD hiện là đồng tiền yếu nhất, trong khi đồng CAD dù phục hồi nhẹ sau mức đáy cuối tuần vẫn chịu áp lực. Đồng JPY dẫn đầu nhờ dòng tiền trú ẩn, trong khi đồng NZD và AUD ghi nhận mức tăng nhẹ.
Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng mạnh vào thứ Sáu, ngày 27/6, bất chấp những lo ngại tái xuất hiện về nguy cơ đình lạm. Chỉ số lạm phát PCE lõi trong tháng 5 tăng lên 2.7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức 2.6% của tháng 4 và dự báo thị trường), trong khi chi tiêu cá nhân giảm -0.1% so với tháng trước — mức giảm đầu tiên kể từ tháng 1, phản ánh ảnh hưởng của thuế quan và sự bất định kinh tế tới nhu cầu tiêu dùng.
Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI sản xuất của NBS Trung Quốc tăng nhẹ lên 49.7 vào tháng 6, nhưng lĩnh vực này vẫn trong tình trạng suy thoái. Nhu cầu bên ngoài vẫn yếu, với các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong tháng thứ 14 liên tiếp. Lĩnh vực dịch vụ mở rộng hơn nữa khi PMI phi sản xuất của NBS tăng từ 50.3 lên 50.5 vào tháng 6.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ