Nhu cầu ở Mỹ tăng dù GDP hạ nhiệt, vì đâu đến nỗi?

Nhu cầu ở Mỹ tăng dù GDP hạ nhiệt, vì đâu đến nỗi?

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

07:49 26/04/2024

Tăng trưởng kinh tế Mỹ sụt giảm bất ngờ trong quý trước không phản ánh rõ sự mạnh mẽ của nhu cầu hộ gia đình và đầu tư kinh doanh, điều đã thúc đẩy lạm phát tăng nhanh hơn.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng với tốc độ 1.6% hàng năm, thấp hơn tất cả dự đoán của các nhà kinh tế, với hạn chế lớn nhất là từ tích lũy hàng tồn kho ít hơn và chênh lệch thương mại thì rộng hơn.

Tuy nhiên, doanh số bán hàng cuối cùng cho người mua tư nhân trong nước (không bao gồm hàng tồn kho, thương mại và chi tiêu chính phủ) đã tăng ở mức 3.1% sau khi điều chỉnh theo lạm phát. Trong ba quý liên tiếp, thước đo chính về nhu cầu cơ bản này đã tăng ít nhất 3%.

Điều này là minh chứng cho việc tiến trình giảm lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào cuối năm ngoái lại bị đình trệ. Báo cáo hôm thứ Năm của Cục Phân tích Kinh tế cho thấy, PCE lõi đã tăng ở mức cao hơn dự kiến là 3.7% trong quý trước, cũng là mức tăng đầu tiên trong một năm.

Tăng trưởng kinh tế giảm và lạm phát tăng ở Mỹ

Với việc lạm phát tăng lên, các quan chức Fed - vốn được kỳ vọng sẽ giữ lãi suất ở mức cao nhất trong hai thập kỷ trong cuộc hợp tuần tới - có thể phải đối mặt với áp lực mới trong việc trì hoãn đợt cắt giảm và thậm chí phải đánh giá việc giữ lãi suất cao hơn.

Nhà kinh tế Tim Quinlan và Shannon Seery Grein của Wells Fargo cho biết: “Sau dữ liệu đáng lo ngại, điều thấy được từ báo cáo GDP ngày hôm nay giống như yếu tố cản trở khả năng lãi suất thấp hơn”.

Lạm phát tăng trong quý đầu tiên bị thúc đẩy bởi lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ tăng 5.1% (không bao gồm nhà ở và năng lượng), tăng gần gấp đôi tốc độ của quý trước. Số liệu tháng 3 về lạm phát, chi tiêu tiêu dùng và thu nhập sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng vọt và chỉ số S&P 500 giảm sau báo cáo này. Các nhà giao dịch đang tập trung vào chỉ số lạm phát đang tăng, thay vì nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn, đẩy thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên của Fed sang cuối năm nay.

Chi tiêu cá nhân vẫn tăng với tốc độ 2.5%, dù tăng nhẹ hơn dự báo. Điều này được thúc đẩy bởi mức tăng chi tiêu dịch vụ lớn nhất kể từ năm 2021, đặc biệt là dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khỏe. Chi tiêu của doanh nghiệp cho các thiết bị tăng lần đầu tiên sau gần một năm.

Ngoài ra, đầu tư khu dân cư cũng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong hơn ba năm.

Tuy nhiên, chi tiêu hàng hóa lại giảm lần đầu tiên sau hơn một năm do bị hạn chế bởi phương tiện cơ giới và xăng dầu.

Tại cuộc họp của Fed vào tuần tới, các nhà giao dịch sẽ phân tích các bình luận của Chủ tịch Jerome Powell để theo dõi ý kiến về việc nới lỏng chính sách. Trước đây, ông từng nói rằng tăng trưởng có thể đạt tốc độ nhanh hơn mà không gây ra lạm phát, nhờ những tăng trưởng nguồn cung như nhập cư, đồng thời thúc đẩy quy mô lực lượng lao động.

Dữ liệu khác được công bố hôm thứ Năm cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm xuống còn 207,000 vào tuần trước, mức thấp nhất trong hai tháng. Lượng đơn đề nghị tiếp tục trợ cấp thất nghiệp cũng giảm.

Các dữ liệu về GDP và lạm phát tạo ra nhiều rào cản hơn đối với Tổng thống Joe Biden, khi ông đang cố gắng thuyết phục người Mỹ rằng ông đang hoàn thành tốt nhiệm vụ điều phối nền kinh tế. Tâm lý người tiêu dùng đi ngang trong những tháng gần đây và cử tri ở các bang quan trọng còn bấp bênh cũng đang tỏ ra bi quan về triển vọng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc tăng vào cuối tháng 4, cho thấy thiệt hại từ thuế quan của Mỹ vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong các lô hàng thực tế, mặc dù cuộc chiến thương mại được dự đoán rộng rãi cuối cùng sẽ làm chậm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ

Ả Rập Xê Út đã ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng bước vào một cuộc chiến giá dầu đầy đau đớn để khẳng định sự thống trị của mình đối với các nhà sản xuất dầu khác, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi có nghĩa là chiến lược quen thuộc của vương quốc này có thể kém hiệu quả hơn.
Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ

Chi tiêu của du khách Trung Quốc đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5, đạt 180.27 tỷ nhân dân tệ (24.92 tỷ USD), nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, trong khi hoạt động dịch vụ của nước này trong tháng 4 mở rộng với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ