Nga "thách thức" lệnh trừng phạt: Kinh tế phát triển mạnh mẽ giữa khủng hoảng

Nga "thách thức" lệnh trừng phạt: Kinh tế phát triển mạnh mẽ giữa khủng hoảng

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:59 21/10/2024

Tăng trưởng GDP của Nga hiện được ước tính ở mức 3.8 phần trăm, vượt qua Hoa Kỳ, bất chấp các lệnh trừng phạt. Chuyện gì đang xảy ra?

Thương mại EU với Kyrgyzstan

Kinh tế Nga trong thời kỳ chiến

Báo cáo mùa thu từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna, một trong những nguồn thông tin kinh tế hàng đầu cho khu vực Trung và Đông Âu, đã nâng dự báo tăng trưởng của Nga trong năm nay lên 0.6 điểm phần trăm, đạt 3.8%. Nga hiện đang tăng trưởng nhanh hơn tất cả các nền kinh tế phương tây, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại xuống còn 2.5% vào năm tới do tác động của lãi suất cao, hiện đang ở mức 19%. Rõ ràng, sự phát triển kinh tế của Nga là một ví dụ điển hình về hiệu ứng Keynes trong thời chiến.

Ngoài ra, điều thú vị là sự phát triển kinh tế của nước Nga lại trái ngược với các nước hỗ trợ chính cho Ukraine ở châu Âu, những nước này đang bước vào giai đoạn thắt lưng buộc bụng, bắt đầu từ Đức và hiện nay là Pháp và vương quốc Anh.

Tình hình tài chính của nga

Sự ổn định tài chính của nước Nga có lẽ là bất ngờ lớn nhất. Chi tiêu quốc phòng đang trên đà tăng lên 6% GDP. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách năm 2024 dự kiến chỉ ở mức 1.5%, dự kiến sẽ giảm xuống còn 1% vào năm 2025.

Vasily Astrov, chuyên gia về của Nga tại WIIW, kết luận rằng Putin sẽ có đủ tiền để tiếp tục tài trợ cho cuộc chiến chống lại Ukraine trong tương lai gần. Việc tăng thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp có nghĩa là tài chính nhà nước của Nga sẽ trở nên ít phụ thuộc vào doanh thu nhóm ngành năng lượng hơn.

Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt

Cuối cùng, các lệnh trừng phạt tài chính không thành công như mong đợi vì tiền không phải là một độc quyền toàn cầu tự nhiên. Các ngân hàng quốc tế chắc chắn dễ bị tổn thương trước các lệnh trừng phạt bằng đồng USD, nhưng không phải tất cả các ngân hàng trên thế giới đều sử dụng đồng USD. Việc sử dụng các lệnh trừng phạt thứ cấp đã trở thành một công cụ quan trọng trong bộ công cụ ngoại giao của Mỹ ở thế kỷ này. Tuy nhiên khi lạm dụng, các công cụ này sẽ mất dần tác dụng. Ngay cả trong số các nhà kinh tế Mỹ, vẫn tự mãn về các biện pháp trừng phạt này. Sự kết hợp giữa các rào cản trong giao dịch và hiệu ứng mạng đã giúp GBP và sau đó là USD chiếm ưu thế. Mối đe dọa đối với USD không phải là Euro hay RmB,mà là sự phát triển của các kênh tài chính vi mô khi công nghệ giảm bớt các rào cản.

Bài học ngày hôm nay

Càng phụ thuộc vào các biện pháp trừng phạt, chúng càng kém hiệu quả. Đó là rủi ro thực sự đối với đồng USD.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh thế giới bước vào một giai đoạn bất ổn kéo dài cả về địa chính trị lẫn kinh tế vĩ mô, Quỹ đầu tư quốc gia của Australia – Future Fund – đang chủ động điều chỉnh chiến lược để đối phó với môi trường lạm phát và lợi suất trái phiếu được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump

Chỉ số S&P 500 giảm điểm, kết thúc chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm, khi nhà đầu tư đánh giá các tác động từ quyết định thuế quan mới của Tổng thống Trump và đợi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Các cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế trên các sàn giao dịch Mỹ, với lo ngại về thuế quan và tác động lên lợi nhuận doanh nghiệp.
Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh

Giữa lúc Washington liên tục gia tăng sức ép nhằm bóp nghẹt quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các dòng chip AI tiên tiến, một nghịch lý đang diễn ra âm thầm nhưng rõ ràng: những con chip bị cấm vẫn ngày ngày chảy vào các trung tâm dữ liệu phục vụ các đại gia công nghệ Trung Quốc – không phải trực tiếp từ Mỹ, mà thông qua mạng lưới trung gian tại Đông Nam Á.
Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng vị thế áp đảo này đang đứng trước nhiều thách thức – không chỉ từ bên ngoài, mà ngay chính từ trong nước Mỹ. Giáo sư Kenneth Rogoff (Đại học Harvard) nhận định: nếu các xu hướng hiện tại tiếp diễn, đồng USD có thể sẽ mất dần vai trò trung tâm toàn cầu trong vài thập kỷ tới.
Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ