Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

07:38 06/05/2025

USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng vị thế áp đảo này đang đứng trước nhiều thách thức – không chỉ từ bên ngoài, mà ngay chính từ trong nước Mỹ. Giáo sư Kenneth Rogoff (Đại học Harvard) nhận định: nếu các xu hướng hiện tại tiếp diễn, đồng USD có thể sẽ mất dần vai trò trung tâm toàn cầu trong vài thập kỷ tới.

Theo ông Rogoff, các yếu tố làm suy yếu đồng USD gồm có: chính sách thương mại bất ổn, rủi ro pháp lý gia tăng, áp lực tài chính công và sự xói mòn niềm tin vào các thể chế độc lập như Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Tác động từ chính sách và căng thẳng địa chính trị

Trước cả thời ông Trump, vị thế của USD đã bắt đầu suy giảm nhẹ – thể hiện qua việc giảm tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối, vay mượn quốc tế và tỷ giá tham chiếu của các ngân hàng trung ương. Xu hướng này tăng tốc sau khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách tỷ giá, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Các lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga (đặc biệt là việc đóng băng dự trữ ngân hàng trung ương) đã thôi thúc Trung Quốc đẩy nhanh quá trình “thoát ly” khỏi hệ thống tài chính phương Tây.

Tại châu Á – nơi nhiều nền kinh tế vẫn neo tỷ giá vào USD – sự chuyển dịch ngày càng rõ nét khi Trung Quốc vươn lên là đối tác thương mại lớn. Ở châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang thúc đẩy phát triển đồng euro kỹ thuật số, một phần nhằm giảm phụ thuộc vào USD.

Áp lực nội tại từ chính nước Mỹ

Rogoff cho rằng một trong những mối lo lớn hiện nay là nợ công của Mỹ đang tăng quá nhanh và không còn bền vững, trong khi lãi suất dài hạn trên toàn cầu không còn thấp như trước. Điều này khiến Mỹ khó duy trì "đặc quyền vay rẻ" mà nước này từng có nhờ vào vị thế trung tâm của đồng USD.

Bên cạnh đó, cả hai đảng ở Mỹ đều ngày càng can thiệp sâu vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) – từ việc gây áp lực thay đổi chính sách lãi suất đến yêu cầu Fed quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như bất bình đẳng hay biến đổi khí hậu. Những tác động này làm suy giảm niềm tin vào tính độc lập của ngân hàng trung ương.

Ngoài ra, các chính sách như hạn chế nhập cư, cắt giảm ngân sách nghiên cứu và can thiệp vào hệ thống pháp luật cũng khiến Mỹ kém hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư quốc tế, vốn luôn coi trọng sự ổn định, minh bạch và an toàn pháp lý khi rót vốn vào một quốc gia.

Tương lai bất định của đồng USD

Lịch sử cho thấy Mỹ từng nhiều lần vượt qua các đối thủ như Liên Xô, Nhật Bản, euro và gần đây là Trung Quốc hay crypto. Tuy nhiên, nhiều chiến thắng trước đây cũng phần nào nhờ vào yếu tố may mắn – từ sai lầm chính sách của các đối thủ đến thời điểm thuận lợi về kinh tế toàn cầu.

Rogoff cảnh báo: “Lần này có thể sẽ khác.” Nếu Mỹ tiếp tục duy trì một chính sách đối ngoại bất ổn và làm suy yếu niềm tin vào thể chế trong nước, thì quyền lực vượt trội của đồng USD – một trụ cột của sức mạnh kinh tế Mỹ – sẽ không còn".

The Economist

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump

Cuộc chiến thương mại của Donald Trump gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp Mỹ, khiến các giám đốc điều hành lớn như Tim Cook và Jamie Dimon phải vận động hành lang để giảm nhẹ tác động. Sau những phản ứng gay gắt từ thị trường và giới doanh nghiệp, Trump đã nhượng bộ một số thuế quan, làm dịu phần nào tình hình.
Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh thế giới bước vào một giai đoạn bất ổn kéo dài cả về địa chính trị lẫn kinh tế vĩ mô, Quỹ đầu tư quốc gia của Australia – Future Fund – đang chủ động điều chỉnh chiến lược để đối phó với môi trường lạm phát và lợi suất trái phiếu được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ