Liệu Fed có xoay trục trong năm nay?

Liệu Fed có xoay trục trong năm nay?

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

11:59 21/02/2024

Không giống như kỳ vọng ban đầu, thị trường đang nghi ngờ động thái tiếp theo của Fed có thể là thắt chặt.

Cách đây vài tuần, kỳ vọng Fed sẽ sớm xoay trục đã tăng cao đến mức Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phải cảnh báo rằng họ sẽ chưa cắt giảm lãi suất kể từ tháng 3. Chưa đầy 3 tuần sau, các nhà giao dịch đã không còn thiết tha với triển vọng hạ lãi suất vào tháng 3. Hơn thế nữa, kỳ vọng Fed sẽ nới lỏng vào tháng 5 hoặc tháng 6 cũng đang suy yếu dần.

Điều mà thị trường đang quan tâm nhất lúc này là liệu Fed có tăng lãi suất?

Ngay cả khi thị trường khó có thể chấp nhận một đợt tăng lãi suất khác, nhiều người cho rằng kinh tế Mỹ đang lặp lại lịch sử của những năm cuối thập niên 1990: chỉ một đợt giảm lãi suất ngắn ngủi sẽ tạo tiền đề cho những đợt tăng lãi suất sau đó.

Earl Davis, trưởng bộ phận thị trường tiền tệ và trái phiếu tại BMO, cho biết: “Có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra”.

Gần đây, không có nhà hoạch định chính sách nào của Fed phát biểu rằng việc tăng lãi suất thêm nữa sẽ được cân nhắc. Vào ngày 31 tháng 1, Chủ tịch Powell cho biết “chúng tôi tin rằng lãi suất chính sách có thể đạt mức cao nhất trong chu kỳ thắt chặt này”. Vào thứ Sáu, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly, được coi là người theo phe bồ câu, cho biết mức cắt giảm 75 điểm cơ bản vào năm 2024 là “kỳ vọng hợp lý”.

Đồng thời, dữ liệu kinh tế không ổn định trong tháng này đã khiến TPCP Mỹ hoạt động kém hiệu quả.

Lợi suất TPCP đã tăng vọt vào tuần trước sau khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất nóng hơn dự kiến. Giá dịch vụ CPI tăng mạnh nhất trong gần hai năm. Mức tăng việc làm trong tháng 1 cũng vượt dự báo. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ sụt giảm trong tháng lại là bằng chứng cho thấy tiềm năng nền kinh tế sẽ không thể tăng trưởng nhanh hơn.

Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm và 3 năm năm đều đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 12 vào tuần trước.

Lindsay Rosner, trưởng bộ phận đầu tư trái phiếu đa ngành tại Goldman Sachs, cho biết: “Những bước đi cuối cùng của cuộc chiến chống lạm phát này sẽ rất khó khăn. Tôi cảm giác hơi giống một trận đấu bóng bàn với từng điểm dữ liệu.”

Bà đồng ý với đánh giá của Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers về một số rủi ro của việc tăng lãi suất, mặc dù kết luận rằng “sẽ hợp lý hơn nếu duy trì mức lãi suất hiện tại lâu hơn”.

Summers cho rằng khoảng 15% xác suất Fed sẽ tăng lãi suất. Mark Nash, người quản lý các quỹ vĩ mô tại Jupiter Asset Management, lại đưa ra xác suất là 20%.

Tại Societe Generale SA, Giám đốc chiến lược ngoại hối Kit Juckes cho rằng nếu “nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại, Fed cuối cùng sẽ lại phải thắt chặt và đồng đô la sẽ tăng giá”, USD có thể quay trở lại mức cao nhất mọi thời đại của năm 2022.

Phân tích về hợp đồng quyền chọn lãi suất ngắn hạn của Bloomberg Intelligence cho thấy các nhà giao dịch bắt đầu đánh giá khả năng Fed tăng lãi suất trong năm tới sau khi công bố CPI vào thứ Ba tuần trước.

David Robin, chiến lược gia tại TJM Institutional kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất hai hoặc ba lần trong năm nay.

Các nhà chiến lược tại Citigroup cho rằng sẽ cần có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro hơn khi Fed chỉ thực hiện một chu kỳ nới lỏng rất ngắn, sau đó là tăng lãi suất ngay. Citigroup đã kỳ vọng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed vào tháng 6. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế dự báo kinh tế Hoa Kỳ trong vài năm tới sẽ lặp lại lịch sử đtừ cuối những năm 1990.

Năm 1998, các quan chức đã cắt giảm lãi suất ba lần liên tiếp nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính do Nga vỡ nợ và quỹ phòng hộ Long Term Capital Management gần như sụp đổ. Fed sau đó bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất vào tháng 6 năm 1999 để kiềm chế áp lực lạm phát.

Chuyên gia kinh tế Tiffany Wilding của Pacific Investment Management cho biết bên cạnh dữ liệu kinh tế trong nước không ổn định, còn có những căng thẳng bên ngoài thế giới. Trong số đó: xung đột ở Biển Đỏ và tình trạng hạn hán ở Kênh đào Panama, cùng với sự gián đoạn trong hoạt động vận chuyển khiến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Thị trường khởi sắc nhờ kỳ vọng Mỹ–Trung hạ nhiệt căng thẳng thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường khởi sắc nhờ kỳ vọng Mỹ–Trung hạ nhiệt căng thẳng thương mại

Thị trường tài chính khởi sắc nhờ kỳ vọng vào bước đột phá trong đàm phán Mỹ–Trung, dù mức thuế hiện tại vẫn gây sức ép lớn. Trung Quốc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên chính sách và theo dõi diễn biến. Tuy nhiên, bất ổn thương mại toàn cầu tiếp tục là nhân tố chính định hình tâm lý nhà đầu tư.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ