Kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Con đường nào cho Fed?

Kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Con đường nào cho Fed?

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:32 27/02/2023

Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Sáu, lạm phát sẽ không thể được kiểm soát nếu Cục Dự trữ Liên bang không tăng lãi suất mạnh tay, khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Con đường nào cho Fed?
Kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Con đường nào cho Fed?

Cựu thành viên hội đồng thống đốc Fed Frederic Mishkin là một trong số các tác giả của loạt công trình nghiên cứu về các nỗ lực ngăn chặn lạm phát của ngân hàng trung ương trong quá khứ.

Ngược lại với quan điểm của nhiều quan chức Fed cho rằng họ có thể thực hiện một cuộc “hạ cánh mềm” trong khi vẫn giải quyết vấn đề lạm phát, nghiên cứu nhận định điều đó khó có thể xảy ra.

“Chúng tôi không tìm thấy ví dụ nào minh hoạ cho việc ngân hàng trung ương kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái”, nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà kinh tế Stephen Cecchetti, Michael Feroli, Peter Hooper và Kermit Schoenholtz, cho hay.

Nghiên cứu đã được trình bày vào sáng thứ Sáu trong một hội thảo về chính sách tiền tệ do Trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago tổ chức.

Fed đã thực hiện một loạt các đợt tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát đang ở mức cao nhất trong khoảng 41 năm. Các thị trường đều kỳ vọng Fed sẽ thực hiện một vài đợt tăng lãi suất nữa trước khi tạm dừng, để đánh giá tác động của chính sách thắt chặt đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng vẫn sẽ có một vài giải pháp.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Ước tính cơ sở của chúng tôi cho thấy Fed sẽ cần thắt chặt chính sách hơn nữa để đạt được mục tiêu lạm phát vào cuối năm 2025”.

Họ nói thêm: “Ngay cả với giả định lạm phát ổn định, phân tích của chúng tôi vẫn không tin tưởng khả năng Fed sẽ hạ cánh mềm với lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% vào cuối năm 2025 mà không có suy thoái nhẹ”.

Tuy nhiên, nghiên cứu bác bỏ ý tưởng nâng mục tiêu lạm phát lên trên 2%. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng ngân hàng trung ương nên từ bỏ khung chính sách mới được thông qua vào tháng 9 năm 2020. Chính sách đó đã thực hiện “mục tiêu lạm phát trung bình”, cho phép lạm phát tăng cao hơn bình thường vì lợi ích của việc phục hồi thị trường việc làm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Fed nên quay trở lại chế độ ban đầu, bắt đầu tăng lãi suất khi tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh.

Thành viên hội đồng thống đốc Fed Philip Jefferson đã đưa ra phản hồi đối với nghiên cứu này, cho biết tình hình hiện tại khác với các đợt lạm phát trước đây. Ông lưu ý rằng Fed lần này được tín nhiệm trong việc chống lạm phát so với các nhiệm kỳ trước đây.

“Không giống như vào cuối những năm 1960 và 1970, Cục Dự trữ Liên bang đang giải quyết việc lạm phát tăng nóng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ để duy trì sự tín nhiệm đó và bảo vệ kỳ vọng lạm phát dài hạn,” Jefferson nói.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ và Pakistan phải phá vỡ vòng luẩn quẩn đối đầu nguy hiểm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ấn Độ và Pakistan phải phá vỡ vòng luẩn quẩn đối đầu nguy hiểm

Sự bùng phát xung đột gần đây nhất giữa Ấn Độ và Pakistan dường như đã kết thúc giống như những lần trước — với sự giúp đỡ của các quan chức Hoa Kỳ trong việc đưa hai cường quốc hạt nhân này lùi lại khỏi bờ vực. Tuy nhiên, cả hai bên không nên tự lừa dối mình rằng họ đã giành được một chiến thắng lớn, hoặc rằng họ có thể đơn giản quay trở lại hiện trạng.
Các quan chức thương mại EU thấy tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thuế quan với Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các quan chức thương mại EU thấy tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Các quan chức thương mại hàng đầu từ các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu bày tỏ sự tự tin ngày càng tăng rằng họ có thể đạt được thỏa thuận nhằm giảm bớt việc tăng thuế của Mỹ sau khi chính quyền Trump đạt được thỏa thuận tạm thời với Vương quốc Anh và đồng ý giảm đáng kể căng thẳng với Trung Quốc.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm; kinh tế Anh ghi nhận tăng trưởng đáng ngạc nhiên
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu giảm điểm; kinh tế Anh ghi nhận tăng trưởng đáng ngạc nhiên

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Năm, khi nhà đầu tư tìm kiếm các động lực mới sau khi đợt tăng giá nhờ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dường như đã kết thúc. Chỉ số DAX tại Đức giảm 0.5%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 0.5%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ