Không chỉ là câu chuyện đùa: Trump là mối đe dọa với sự độc lập của Fed!

Không chỉ là câu chuyện đùa: Trump là mối đe dọa với sự độc lập của Fed!

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

17:54 25/10/2024

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump có thể là rủi ro lớn đối với nước Mỹ.

So với những nguy cơ khác như nợ công tăng vọt, thương mại toàn cầu sụp đổ và các quy chuẩn dân chủ bị suy yếu, rủi ro ông Trump can thiệp vào sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có vẻ không đáng kể. Nhưng thực ra, vấn đề này không hề nhỏ. Một ngân hàng trung ương hoạt động hiệu quả là rất quan trọng cho sự ổn định kinh tế – và nếu bị chính trị chi phối, hoạt động của ngân hàng trung ương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, khi được hỏi về việc can thiệp vào chính sách của Fed, ông Trump đã mở đầu bằng việc "chế giễu" tổ chức này và Chủ tịch Powell. Ông nói rằng điều hành Fed là công việc tuyệt vời nhất trong chính phủ: chỉ cần xuất hiện mỗi tháng một lần, tung đồng xu để quyết định lãi suất và được coi như một vị thần. Trump cũng nói rằng ông hiểu rõ về chính sách tiền tệ hơn Chủ tịch Fed Jerome Powell (người được chính ông bổ nhiệm) và cũng muốn ông có tiếng nói hơn về quyết định lãi suất, dù ông không thể trực tiếp yêu cầu ngân hàng trung ương phải làm gì.

So với tiêu chuẩn của Trump, phát biểu này tương đối nhẹ nhàng. (Năm 2019, ông từng lên tweet hỏi rằng: "Ai là kẻ thù lớn hơn của chúng ta, Jay Powell hay Chủ tịch Tập Cận Bình?") Nếu có thêm một nhiệm kỳ ở Nhà Trắng, có thể ông Trump sẽ tham vọng hơn thế. Việc sa thải hay giáng chức Chủ tịch Fed sẽ gặp khó khăn về mặt pháp lý, nhưng không có nghĩa là ông Trump sẽ không thử. Ngay cả khi không thể sa thải, ông có thể đề cử một người "dễ bảo" hơn khi nhiệm kỳ của Powell kết thúc vào năm 2026. Trong lúc đó, việc ông liên tục "chế nhạo" chính sách của Fed có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách của Fed không bị lung lay.

Việc làm giảm uy tín của Fed có thể không khiến Trump bận tâm, nhưng cử tri thì nên lo lắng. Niềm tin rằng Fed có thể hoạt động mà không bị chính trị can thiệp là rất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ kép là kiểm soát lạm phát và thúc đẩy thị trường việc làm. Khi lạm phát tăng do cú sốc bất ngờ như đại dịch, nếu Fed có uy tín, họ có thể kiểm soát giá cả với mức tăng lãi suất nhỏ, và chỉ làm tăng thất nghiệp tạm thời. Nếu không có sự tin tưởng đó, Fed sẽ phải tăng lãi suất mạnh hơn, gây thiệt hại lớn hơn cho nền kinh tế và thị trường việc làm. Lựa chọn khác là để lạm phát cao kéo dài, điều này gây tổn hại cho người lao động và người tiêu dùng, và chỉ trì hoãn khủng hoảng sau này.

Chính phủ của các nước phát triển đều đã nhận ra điều này. Các cơ quan lập pháp thường giám sát mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhưng ngân hàng trung ương có quyền tự do thực hiện nhiệm vụ của mình mà không bị can thiệp. Khi các chính phủ áp dụng cách này, lạm phát đã được kiểm soát tốt hơn và lợi ích về sự độc lập của ngân hàng trung ương không bị nghi ngờ. Fed và các ngân hàng trung ương khác được độc lập làm việc, không bị chính trị kiểm soát hay bị tác động đến hoạt động của họ.

Ông Trump dường như không nhận thức được sức ảnh hưởng từ những phát biểu của mình đến nền kinh tế. Cử tri, vốn đã quen với những hành vi "thái quá" của Trump, cũng cần phải sáng suốt hơn. Nếu họ bác bỏ viễn cảnh này, họ sẽ phải trả giá đắt.

Bài viết dựa trên quan điểm cùng phân tích của tác giả Clive Crook và Timothy Lavin.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng vị thế áp đảo này đang đứng trước nhiều thách thức – không chỉ từ bên ngoài, mà ngay chính từ trong nước Mỹ. Giáo sư Kenneth Rogoff (Đại học Harvard) nhận định: nếu các xu hướng hiện tại tiếp diễn, đồng USD có thể sẽ mất dần vai trò trung tâm toàn cầu trong vài thập kỷ tới.
Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ