Khoảng trống thị trường và sức ép chính trị: Châu Á đối mặt với một ngày thứ Ba đầy thử thách tại Tokyo

Diệu Linh
Junior Editor
Các thị trường châu Á bước vào phiên giao dịch thứ Ba trong bầu không khí căng thẳng hơn là lạc quan. Tại Phố Wall, phần lớn đà tăng đầu phiên thứ Hai đã bị xóa sạch khi nhà đầu tư chuyển sang chốt lời và thận trọng trước lịch trình phía trước là hạn ngày 1 tháng 8 đang đến gần, cùng với đó là nguy cơ leo thang thuế quan.

Các thị trường châu Á bước vào phiên giao dịch thứ Ba trong bầu không khí căng thẳng hơn là lạc quan. Tại Phố Wall, phần lớn đà tăng đầu phiên thứ Hai đã bị xóa sạch khi nhà đầu tư chuyển sang chốt lời và thận trọng trước lịch trình phía trước là hạn ngày 1 tháng 8 đang đến gần, cùng với đó là nguy cơ leo thang thuế quan. Tựa như một câu chuyện kinh điển của mùa hè, “bóng ma thuế quan” có thể bất ngờ xuất hiện từ cánh gà, nhất là trong những phiên giao dịch mùa hè vốn nổi tiếng với sự trống vắng thanh khoản và nhiều khoảng trống tâm lý.
Không chỉ vậy, thị trường lại tiếp tục đón nhận một đòn công kích trực diện mới nhằm vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed), lần này đến từ Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent I, người công khai kêu gọi một cuộc rà soát toàn diện các hoạt động ngoài phạm vi tiền tệ của Fed. Thông điệp ngầm ở đây: Fed đang can thiệp vào các lĩnh vực chính sách ngoài nhiệm vụ cốt lõi của mình. Những phát biểu này không chỉ là một “phát súng cảnh báo”, chúng giống như một quả bom nổ ngay trên bàn đàm phán. Có thể dự đoán rằng, trong bữa sáng kế tiếp giữa Chủ tịch Powell và ông Bessent, cà phê và bánh sừng bò sẽ được thay thế bằng “vỏ trứng và dao găm”.
Tại Nhật Bản, sau kỳ nghỉ lễ hôm thứ Hai, thị trường mở cửa trở lại trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng. Thủ tướng Ishiba tiếp tục bám trụ quyền lực bất chấp thất bại của liên minh cầm quyền tại Thượng viện. Điều này dù mang lại đôi chút ổn định chính trị, nhưng đó là một sự ổn định mong manh. Phiên giao dịch tiền mặt tại Tokyo được theo dõi sát sao, không chỉ vì kết quả bầu cử, mà còn bởi bản chất đặc thù của thị trường Nhật, vừa khép kín vừa dễ giật mình.
Phản ứng ban đầu của nhà đầu tư thể hiện qua đồng JPY, khi đồng nội tệ này bật tăng gần 1% so với USD trong phiên thứ Hai, chủ yếu phản ánh động thái tháo gỡ các vị thế phòng vệ cuối tuần hơn là niềm tin bền vững. Hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei tại Osaka giao dịch không mấy biến động, nhưng bầu không khí thị trường rõ ràng vẫn bất ổn. Nhật Bản có thể tạm thời được hỗ trợ bởi đà hồi phục trên thị trường nợ toàn cầu, song “lá chắn bảo vệ” này mỏng như tờ giấy gạo. Rủi ro thị trường Nhật tuần này nằm ở khả năng chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ cùng sụt giảm, “ba cú đánh” đồng loạt, nếu tình trạng bất định về chính sách tài khóa tiếp tục kéo dài. Đặc biệt, nếu lợi suất trái phiếu chính phủ siêu dài (JGB) tiếp tục tăng, đồng JPY có thể là nạn nhân kế tiếp.
Các nhà giao dịch đang chuẩn bị cho khả năng đường cong lợi suất JGB đảo ngược mạnh hơn, đặc biệt ở phân khúc 20-40 năm, khi Thủ tướng Ishiba phải chịu sức ép ngày càng lớn từ cử tri yêu cầu cắt giảm thuế và kiềm chế lạm phát. Bất kỳ nhượng bộ nào về tài khóa đều có nguy cơ đẩy lợi suất tăng vọt và làm chao đảo một thị trường vốn đã mong manh. Một chiến lược gia đã nhận xét, “sự kết hợp giữa bất định chính sách và rủi ro chính trị là công thức cho sự suy yếu của đồng JPY, không phải sức mạnh.”
Dù chỉ số Topix đã hồi phục phần nào sau đợt bán tháo do lo ngại thuế quan hồi tháng Tư, nhưng vẫn cách khá xa đỉnh cao của năm ngoái, trong khi tình trạng hỗn loạn chính trị hiện tại tiếp tục đe dọa niềm tin của nhà đầu tư. Ngắn hạn, đồng JPY yếu có thể tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu, nhưng những ngành nghề gắn bó chặt chẽ với chính sách nội địa, như tiện ích, xây dựng và ngân hàng là có nguy cơ hứng chịu đợt điều chỉnh mạnh nhất. Một số cổ phiếu phòng thủ, như nhóm chăm sóc sức khỏe, có thể cung cấp điểm trú ẩn tạm thời, nhưng tổng thể, triển vọng thị trường vẫn mong manh.
Dù lợi nhuận doanh nghiệp đang có những tín hiệu tích cực, thật khó để loại trừ hoàn toàn kịch bản thị trường bứt phá mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi những rủi ro thuế quan, bất ổn tại ngân hàng trung ương, và căng thẳng chính trị ở Nhật Bản vẫn chưa hạ nhiệt, đà tăng giá hiện tại vẫn giống như một người bịt mắt lái xe, còn bàn chân thì luôn trực chờ đạp phanh khẩn cấp.
fxstreet