IMF cảnh báo những gì xấu nhất vẫn đang chực chờ do cuộc chiến chống lạm phát

IMF cảnh báo những gì xấu nhất vẫn đang chực chờ do cuộc chiến chống lạm phát

08:42 12/10/2022

⅓ nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái trong năm tới. Sự thận trọng được đưa ra khi các nhà lãnh đạo tập trung ở Washington cho các cuộc họp IMF

Triển vọng kinh tế Thế giới của IMF
Triển vọng kinh tế Thế giới của IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo về triển vọng xấu đi của nền kinh tế toàn cầu, nhấn mạnh rằng nỗ lực kiềm chế lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ có thể làm tăng thêm thiệt hại từ cuộc chiến ở Ukraine và sự suy thoái của Trung Quốc.

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm tới xuống 2.7%, từ mức 2.9% trong tháng 7 và 3.8% vào tháng 1, cho biết thêm khả năng 25% tăng trưởng thế giới sẽ chậm lại dưới ngưỡng 2%.

IMF cho biết rủi ro của việc tính toán sai chính sách đã tăng mạnh khi tăng trưởng vẫn còn yếu và thị trường có dấu hiệu căng thẳng, IMF cho biết hôm 11/10 trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO). Khoảng ⅓ nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái vào năm tới, với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc, tất cả đều tiếp tục đình trệ.

Các nước trên thế giới sẽ đều phải chịu tác động từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, với đồng USD mạnh hơn so với đồng tiền ở các thị trường mới nổi và đang phát triển, làm tăng thêm áp lực lạm phát và nợ.

Nếu không tính đến sự đình trệ chưa từng có vào năm 2020 do đại dịch Covid-19, thì hoạt động kinh tế trong năm tới dự là yếu nhất kể từ năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến và đối với nhiều người, năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái. Nếu khủng hoảng có xảy ra, các nhà hoạch định chính sách cần phải giữ vững tay chèo”, Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, viết trong lời tựa cho báo cáo.

Cảnh báo được đưa ra khi các giám đốc tài chính và Ngân hàng trung ương tập trung tại Washington cho các cuộc họp thường niên của IMF. Phát biểu khai mạc hôm 10/10, Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva cảnh báo rằng lãi suất cao hơn ở Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang “bắt đầu giảm”, trong khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông David Malpass nhấn mạnh “mối nguy thực sự” của suy thoái toàn cầu.

IMF nhận thấy rủi ro lớn hơn từ việc các Ngân hàng trung ương hành động quá ít trong bối cảnh áp lực giá liên tục gia tăng, một sai lầm sẽ khiến họ mất uy tín và chỉ làm tăng chi phí cuối cùng để đưa giá về tầm kiểm soát.

Theo dự báo của IMF, lạm phát sẽ đạt đỉnh vào cuối năm nay với lãi suất hàng năm là 8.8% và sẽ tiếp tục tăng cao hơn dự kiến ​​trước đó, chỉ chậm lại ở mức 6.5% vào năm tới và 4.1% trong năm 2024.

Trong năm nay, IMF dự báo mức tăng trưởng của Thế giới là 3.2%, không thay đổi so với tháng 7 nhưng giảm hơn ¼ so với mức 4.4% được dự đoán vào tháng 1, trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine, làm gián đoạn dòng chảy lương thực và nhiên liệu và làm trầm trọng hơn đến lạm phát trên toàn cầu.

IMF dự kiến nền kinh tế khu vực đồng Euro sẽ chỉ tăng trưởng 0.5% vào năm 2023, do Quỹ nhận thấy triển vọng giảm mạnh nhất của các nước này trong số các khu vực toàn cầu. Đức, Ý và Nga đều sẽ chứng kiến ​​nền kinh tế của họ bị suy yếu.

Theo IMF, mặc dù cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên gây ra nhiều thách thức châu lục này vào mùa đông năm nay, nhưng mùa đông tới có thể sẽ còn khó khăn hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa

Ethena dự kiến mở khóa 171.88 triệu token, tương đương khoảng 3.10% nguồn cung lưu hành. Việc Movement mở khóa 50 triệu token theo kiểu "cliff unlock" có thể gây biến động, tạo thêm áp lực lên giá. Việc mở khóa token số lượng lớn thường làm tăng tính thanh khoản, dẫn đến biến động gia tăng và khả năng giá giảm.
Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại

Giá Vàng tăng mạnh hơn 1% vào thứ Hai khi thị trường khởi đầu tuần mới khá chậm và chờ quyết định về lãi suất của Fed. Rủi ro địa chính trị từ Trump và Israel đang thúc đẩy nhà đầu tư quay trở lại với Vàng. Rủi ro ở chiều tăng vẫn tồn tại ngay cả khi tâm lý có vẻ nghiêng về chiều giảm.
EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý

EUR/USD di chuyển lên cao hơn gần 1.1340 khi USD đối mặt với áp lực bán trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào ngày 6-7 tháng 5. Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông tự tin về việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại trong tuần này. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tiếp tục hạ lãi suất bất chấp lạm phát khu vực đồng Euro tăng trong tháng 4.
Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi

Có vẻ như nền kinh tế xấu đi sẽ là điều thuận lợi cho các hãng hàng không giá rẻ, nhưng trên thực tế lại ngược lại. Những người không đủ khả năng bay chỉ đơn giản là ngừng bay, chứ không chuyển xuống hạng thấp hơn, họ – chủ yếu chỉ còn lại những người đi công tác, đi quốc tế hoặc dùng điểm thưởng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ