Giới đầu tư ngày càng bi quan về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay

Giới đầu tư ngày càng bi quan về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

10:17 11/04/2024

Fed đang gặp khó khăn lớn trên con đường kiềm chế lạm phát. Những trở ngại ban đầu giờ đây giống như một rào cản, khiến kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay bị lung lay.

Các số liệu được công bố vào thứ Tư đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp chỉ số lạm phát then chốt của Mỹ vượt quá dự đoán của các nhà kinh tế. Chỉ số CPI cơ bản, loại trừ thực phẩm và năng lượng tăng 0.4% so với tháng 2 và 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát lõi tại Mỹ vượt dự báo tháng thứ 3 liên tiếp

Thị trường tương lai đang dự đoán Fed chỉ cắt giảm lãi suất dưới hai lần trong năm nay. Mặc dù phần lớn quan chức Fed cho rằng họ sẽ thực hiện ba lần cắt giảm lãi suất trở lên trong năm 2024, tiến trình kiểm soát lạm phát bị đình trệ không chỉ có nguy cơ trì hoãn các lần cắt giảm sắp tới mà còn có thể hạn chế khả năng hạ lãi suất nói chung của Fed.

Seema Shah, trưởng nhóm chiến lược toàn cầu tại Principal Asset Management, cho biết: "Dữ liệu này đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp với mức tăng mạnh, đồng nghĩa với việc không thể coi tình trạng giảm phát chững lại chỉ là một hiện tượng nhất thời nữa."

"Thậm chí, ngay cả khi lạm phát giảm xuống mức dễ chịu hơn vào tháng tới, thì Fed giờ đây có khả năng vẫn sẽ duy trì sự thận trọng cao, điều này có nghĩa rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7 có thể cũng là một mục tiêu khó đạt được, bởi vì đến thời điểm đó, cuộc bầu cử ở Mỹ sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Fed," bà nói.

Một số nhà kinh tế bắt đầu cho rằng nếu Fed không cắt giảm lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7, thì việc giảm lãi suất có thể sẽ cần phải được đẩy sang năm 2025, do lạm phát YoY dự kiến sẽ không có nhiều tiến triển trong nửa cuối năm, vì các con số sẽ được so sánh với cùng kỳ năm 2023, thời điểm áp lực giá cả vốn đã giảm mạnh.

“Đây có thể coi là một hạn chót đối với Fed và nó thực sự sẽ làm phức tạp tình hình cắt giảm lãi suất,” Matthew Luzzetti, kinh tế trưởng của Deutsche Bank tại Mỹ, cho biết. Với lạm phát dai dẳng và nền kinh tế linh hoạt, "những điều kiện đó đã làm giảm triển vọng hạ lãi suất trong năm nay."

“Dữ liệu của hôm nay làm tăng khả năng xảy ra kết quả đó,” ông nói.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác đã tuyên bố họ không muốn bắt đầu cắt giảm lãi suất cho đến khi họ có đủ tin tưởng rằng lạm phát của Mỹ đang hướng đến mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương một cách bền vững.

Các quan chức cũng nhắc tới sức mạnh của nền kinh tế và thị trường lao động, nơi đã tạo thêm hơn 300,000 việc làm trong tháng 3, đây cũng là lý do khiến Fed có thể kiên nhẫn với việc giảm lãi suất. Powell cho biết vào tháng trước rằng Fed muốn thấy dữ liệu tích cực hơn về lạm phát, nhưng vẫn chưa đưa ra chi tiết cụ thể.

Biểu đồ lãi suất Fed Dot Plot trong tháng 3

Ba tháng đầu năm ghi nhận các báo cáo về giá cả không tốt hơn dự kiến. Chỉ số lạm phát cơ bản được Fed ưa thích đã tăng 2.8% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dự báo mới nhất theo quý của các nhà hoạch định chính sách, FOMC dự đoán chỉ số này sẽ giảm xuống 2.6% vào cuối năm.

Michael Gapen, Giám đốc Kinh tế Mỹ tại Bank of America cho biết: "Về cơ bản, bất kể lạm phát YoY vào tháng 6 là bao nhiêu thì con số đó cũng có khả năng duy trì ở mức tương tự vào cuối năm."

Ông nói thêm, "rủi ro sẽ gia tăng nếu họ không hành động vào tháng 6", việc cắt giảm lãi suất lần đầu "có thể sẽ bị hoãn từ tháng 6 sang tháng 3 năm sau."

Các nhà hoạch định chính sách đã giữ lãi suất ở mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ kể từ tháng 7 năm ngoái

Bối cảnh chính trị

Mặc dù các quan chức Fed nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương đưa ra quyết định mà không quan tâm đến tác động chính trị, việc cắt giảm lần đầu tiên vào tháng 9 sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý của giới đầu tư trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

“Một trong những trách nhiệm của Chủ tịch Powell là bảo vệ uy tín của Fed trước công chúng,” Vincent Reinhart, nhà kinh tế trưởng tại Dreyfus & Mellon, đồng thời là cựu nhân viên cấp cao của Fed, cho biết. “FOMC càng hành động gần kề cuộc bầu cử, thì công chúng càng có khả năng nghi ngờ ý định của Fed, làm suy yếu tính dân chủ của cơ quan này.”

Nguy cơ về phản ứng dữ dội như vậy đã trở nên rõ ràng, khi cựu Tổng thống Donald Trump chỉ trích Fed sau báo cáo lạm phát.

"Lạm phát đã trở lại - và ngày càng dữ dội!" ông nói trên nền tảng Truth Social của mình. "Fed sẽ không bao giờ có thể thực sự cắt giảm lãi suất, bởi vì họ muốn bảo vệ vị Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ!"

Một số nhà kinh tế không cho rằng cuộc bầu cử sẽ kìm hãm Fed. Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại KPMG cho biết, thay vì các con số lạm phát hàng năm, Powell và các đồng nghiệp của ông có thể viện dẫn mức trung bình lạm phát ba tháng và sáu tháng để cho rằng lạm phát đang hướng đến mục tiêu 2% của nó. Bà vẫn dự đoán ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm, nhưng thừa nhận dữ liệu tháng 3 là tin xấu đối với Fed.

“Nhiều khả năng sẽ chỉ có một lần cắt giảm cho năm 2024,” bà nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ