Giá dầu giảm trở lại, hiện thấp hơn 27% so với mức đỉnh gần đây

Giá dầu giảm trở lại, hiện thấp hơn 27% so với mức đỉnh gần đây

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

09:26 16/03/2022

Dầu ghi nhận mức giảm mạnh vào thứ Ba, nới rộng đà giảm của ngày thứ Hai, do vô số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, bao gồm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, khả năng suy giảm trong nhu cầu của Trung Quốc và xu hướng thoát vị thế trước khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất dự kiến ​​vào thứ Tư.

Giá dầu giảm trở lại, hiện thấp hơn 27% so với mức đỉnh gần đây
Giá dầu giảm trở lại, hiện thấp hơn 27% so với mức đỉnh gần đây

Cả dầu thô West Texas Intermediate và dầu Brent đều giảm xuống dưới $100/thùng vào hôm thứ Ba, cách xa so với mức hơn $130 mà chúng từng đạt chỉ hơn một tuần trước.

WTI kết thúc ngày ở mức $96.44, mất 6.38%. Trong phiên, nó giao dịch ở mức thấp là $93.53. Dầu Brent giảm 6.54% ở mức $99.91/thùng, sau khi giao dịch ở mức thấp nhất là $97.44 trong phiên.

WTI và Brent giảm lần lượt 5.78% và 5.12% trong ngày thứ Hai.

Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda cho biết: “Những lo ngại về tăng trưởng từ làn sóng lạm phát đình trệ, Ukraine-Nga và FOMC tăng lãi suất trong tuần này” đang đè nặng lên giá dầu.

Trong khi việc cấm vận đã xảy ra ở một mức độ nhất định, các chuyên gia cho rằng năng lượng Nga vẫn tìm thấy một vài người mua, bao gồm cả từ Ấn Độ.

Những động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 cũng có tác động đến giá. Quốc gia này là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, vì vậy bất kỳ sự sụt giảm nào về nhu cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả.

Thỏa thuận với Iran cũng có thể bổ sung thêm nhiều thùng dầu mới vào thị trường. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov ủng hộ việc nối lại thỏa thuận, theo Reuters.

Dầu đã biến động mạnh trong những phiên gần đây, dao động giữa lãi và lỗ với mọi diễn biến địa chính trị mới.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 19%, đạt mức 123 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2050, với Ấn Độ và châu Phi là những khu vực đóng góp chính cho tăng trưởng. Dự báo này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 trước khi bắt đầu suy giảm.
Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Các nhà giao dịch đã tăng cường đặt chỗ tại các địa điểm lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức, đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với đầu năm nay khi quốc gia này kết thúc mùa đông với lượng dự trữ ở mức thấp nhất trong ba năm và cấu trúc thị trường bất thường khiến việc bổ sung trở nên không có lợi nhuận.
Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

OPEC+ một lần nữa khiến thị trường dầu mỏ bất ngờ khi công bố mức tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với dự đoán cho tháng Tám. Thay vì mức tăng 411,000 thùng mỗi ngày (bpd) như giới phân tích kỳ vọng, liên minh gồm tám thành viên OPEC+ do Ả Rập Saudi và Nga dẫn đầu đã quyết định bổ sung 548,000 bpd vào tổng sản lượng trong tháng tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ