GBP nhích lên sau khi CPI Anh được công bố: Tin thương mại Mỹ và diễn biến chính trị xoay quanh crypto là tâm điểm thị trường

GBP nhích lên sau khi CPI Anh được công bố: Tin thương mại Mỹ và diễn biến chính trị xoay quanh crypto là tâm điểm thị trường

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

14:26 16/07/2025

GBP ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên hôm nay sau số liệu CPI Anh bất ngờ tăng cao hơn dự báo, dù đà tăng vẫn bị kìm hãm. Cả chỉ số CPI tổng thể và CPI lõi đều tăng tốc trong tháng Sáu, đặc biệt với đà tăng mạnh từ lạm phát hàng hóa. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại về tác động truyền dẫn của thuế quan và đặt ra thách thức mới đối với lộ trình chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).

Tổng quan thị trường

Mặc dù khả năng BoE cắt giảm lãi suất vào tháng Tám vẫn còn, nhưng triển vọng này trở nên ít chắc chắn hơn. Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) tiếp tục có sự chia rẽ, trong đó những thành viên có quan điểm diều hâu như Kinh tế trưởng Huw Pill, người từng phản đối việc cắt giảm trong kỳ họp tháng Năm, nhiều khả năng sẽ duy trì lập trường thận trọng. Ngay cả khi chu kỳ nới lỏng tiếp diễn, BoE có rất ít dư địa để điều chỉnh mạnh hơn mức cắt giảm một lần mỗi quý, nhằm duy trì lập trường chính sách đủ chặt để kiểm soát kỳ vọng lạm phát.

Xét theo diễn biến thị trường ngoại hối tuần này, đồng USD dẫn đầu mức tăng, tiếp theo là đồng CADCHF. JPY là đồng tiền yếu nhất, cùng với NZDAUD cũng chịu áp lực bán. GBPEUR giao dịch quanh vùng trung lập. Diễn biến này phản ánh tâm lý thị trường chung đang ở trạng thái thận trọng, với khẩu vị rủi ro ở mức thấp.

Về thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ với Indonesia, cố định mức thuế quan ở 19%, thấp hơn mức 32% từng đe dọa trước đó. Theo Trump, thỏa thuận này mang lại quyền tiếp cận thị trường hoàn toàn cho Mỹ, bao gồm các đơn đặt hàng lớn về năng lượng, nông sản và máy bay. Tuy nhiên, các thông tin này hiện chưa được phía Indonesia xác nhận.

Động thái của Trump nối tiếp loạt thỏa thuận gần đây với Anh và Việt Nam, bên cạnh một thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc. Mặc dù các thỏa thuận này phần lớn chỉ giúp tránh được các mức thuế cao hơn trong ngắn hạn, chúng cho thấy động lực gia tăng trong chiến lược thương mại song phương của Mỹ trước thời hạn ngày 1/8. Dù vậy, nhiều thỏa thuận vẫn duy trì cấu trúc thuế quan nhất định thay vì dỡ bỏ hoàn toàn. Thủ tướng Canada Mark Carney đã lưu ý trong tuần rằng Tổng thống Trump vẫn kiên định với chính sách thuế quan, hàm ý rằng các thỏa thuận thương mại sắp tới có thể đi kèm điều kiện ràng buộc.

Thị trường tiền điện tử - Triển vọng kỹ thuật của Bitcoin

Ở thị trường tài sản kỹ thuật số, Bitcoin đã giảm trở lại dưới mốc 120,000 USD sau khi Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát hoãn cuộc bỏ phiếu về Đạo luật GENIUS. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã rút dự luật khỏi chương trình nghị sự trong ngày do yêu cầu từ các nghị sĩ bảo thủ muốn kết hợp dự luật stablecoin vào các quy định tiền số khác. Động thái này làm gia tăng sự bất định về khung pháp lý cho thị trường tiền mã hóa, dù nhìn chung Đảng Cộng hòa vẫn ủng hộ việc thiết lập khuôn khổ pháp lý rõ ràng.

Về kỹ thuật, Bitcoin có thể sẽ tiếp tục giao dịch tích lũy trong ngắn hạn, nhưng xu hướng tăng vẫn được duy trì miễn là vùng hỗ trợ cũ quanh 112,013 USD không bị phá vỡ. Nếu đà phục hồi tiếp diễn, mục tiêu tiếp theo nằm tại vùng 135,000 USD, khu vực kháng cự kỹ thuật quan trọng, bao gồm các mốc mở rộng Fibonacci 100% tại 134,946 USD và 135,788 USD.

Thị trường châu Á

Tại thị trường châu Á, vào thời điểm cập nhật, Nikkei của Nhật Bản tăng 0.10%, Hang Seng của Hồng Kông tăng 0.17%, trong khi Shanghai Composite giảm nhẹ 0.15%. Strait Times của Singapore nhích lên 0.27%. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Nhật Bản giảm nhẹ về 1.581%. Trước đó, chỉ số Dow Jones giảm -0,98%, S&P 500 giảm -0,40% trong khi Nasdaq tăng 0.18%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4.489%.

CPI Anh bất ngờ tăng lên 3.6%, hàng hóa leo thang, dịch vụ vẫn cứng đầu

Dữ liệu lạm phát Anh trong tháng Sáu vượt dự báo của thị trường. Chỉ số CPI tổng thể tăng từ 3.4% lên 3.6% (so với cùng kỳ năm trước), vượt kỳ vọng giữ nguyên ở 3.4%. CPI lõi loại trừ các yếu tố biến động cũng bất ngờ nhích lên từ 3.5% lên 3.7%.

Lạm phát hàng hóa tăng mạnh từ 2.0% lên 2.4%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2023. Lạm phát dịch vụ vẫn duy trì ở mức cao, ổn định tại 4.7%. Trên cơ sở tháng/tháng, CPI tăng 0.3%, cho thấy xu hướng giảm lạm phát có dấu hiệu chững lại.

Chủ tịch Fed Barkin: Lạm phát dai dẳng, bảo vệ tính độc lập của Fed

Phát biểu tại sự kiện ở Baltimore, Chủ tịch Fed Richmond Tom Barkin cảnh báo áp lực lạm phát tại Mỹ vẫn duy trì dai dẳng, với các doanh nghiệp tiếp tục chuyển giá đầu vào cao hơn tới người tiêu dùng, bao gồm tác động từ thuế quan. Ông lưu ý rằng người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu có dấu hiệu giảm chi tiêu do kiệt sức vì lạm phát kéo dài.

Barkin cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ tính độc lập của Fed trong bối cảnh có những đồn đoán về khả năng thay đổi lãnh đạo khi nhiệm kỳ của Chủ tịch Jerome Powell kết thúc vào tháng 5/2026. Ông khẳng định việc thiết lập chính sách tiền tệ cần đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.

Chủ tịch Fed Collins: Lập trường “kiên nhẫn chủ động” giữa nguy cơ lạm phát do thuế quan

Chủ tịch Fed Boston Susan Collins phát biểu ủng hộ lập trường "kiên nhẫn nhưng chủ động", nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi dữ liệu kỹ lưỡng khi các yếu tố cơ bản của kinh tế Mỹ vẫn vững chắc. Bà cảnh báo tác động lạm phát từ các biện pháp thuế quan mới đang bắt đầu xuất hiện trong giá hàng hóa và dự báo CPI lõi có thể lên đến 3% cuối năm nay, kéo theo rủi ro tăng trưởng và thị trường lao động suy yếu.

Chủ tịch Fed Logan: Điều kiện tài chính thuận lợi, chưa vội giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan lưu ý lạm phát PCE tháng Sáu nhiều khả năng sẽ nhích nhẹ sau dữ liệu CPI vừa công bố. Logan chỉ ra sự kết hợp của thị trường lao động mạnh, thị trường chứng khoán ở vùng đỉnh và các chính sách tài khóa mở rộng sẽ tiếp tục tạo động lực hỗ trợ kinh tế Mỹ, đồng thời cho rằng Fed nên tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hạn chế một thời gian nữa để đảm bảo lạm phát thực sự giảm bền vững.

Triển vọng kỹ thuật GBP/USD

Điểm pivot trong ngày: (S1) 1.3353; (P) 1.3410; (R1) 1.3442.

GBP/USD bật lên từ hỗ trợ 1.3369 nhưng xu hướng trong ngày vẫn trung tính. Miễn là vùng 1.3369 trụ vững, khả năng hoàn tất nhịp điều chỉnh từ đỉnh 1.3787 được duy trì. Phá vỡ 1.3561 sẽ xác nhận xu hướng tăng tiếp tục lên vùng 1.3787 và xa hơn là 1.3813. Ngược lại, thủng 1.3369 sẽ mở ra khả năng giảm sâu hơn về vùng hỗ trợ 1.2706-1,3206.

Về dài hạn, xu hướng tăng từ đáy 1.3051 năm 2022 vẫn còn hiệu lực, với mục tiêu trung hạn hướng đến vùng 1.4004. Triển vọng lạc quan được giữ nguyên miễn là đường EMA 55 tuần (hiện tại quanh 1.3019) chưa bị xuyên thủng.


Cập nhật chỉ số kinh tế

GMT CCY SỰ KIỆN THỰC TẾ DỰ BÁO TRƯỚC ĐÓ SỬA ĐỔI
06:00 GBP CPI Tháng/Tháng Tháng Sáu 0.30% 0.20% 0.20%
06:00 GBP CPI Năm/Năm Tháng Sáu 3.60% 3.40% 3.40%
06:00 GBP CPI Lõi Năm/Năm Tháng Sáu 3.70% 3.50% 3.50%
06:00 GBP RPI Tháng/Tháng Tháng Sáu 0.40% 0.30% 0.20%
06:00 GBP RPI Năm/Năm Tháng Sáu 4.40% 4.30% 4.30%
09:00 EUR Cán cân Thương mại Khu vực Đồng Euro (EUR) Tháng Năm 12.0B 14.0B
12:30 USD PPI Tháng/Tháng Tháng Sáu 0.30% 0.10%
12:30 USD PPI Năm/Năm Tháng Sáu 2.50% 2.60%
12:30 USD PPI Lõi Tháng/Tháng Tháng Sáu 0.20% 0.10%
12:30 USD PPI Lõi Năm/Năm Tháng Sáu 2.70% 3%
13:15 USD Sản xuất Công nghiệp Tháng/Tháng Tháng Sáu 0.00% -0.20%
13:15 USD Tỷ lệ Sử dụng Công suất Tháng Sáu 77.40% 77.40%
14:30 USD Dự trữ Dầu thô -1.8M 7.1M
18:00 USD Sách Beige của Fed

Action Forex

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

GBP nhích lên sau khi CPI Anh được công bố: Tin thương mại Mỹ và diễn biến chính trị xoay quanh crypto là tâm điểm thị trường

GBP nhích lên sau khi CPI Anh được công bố: Tin thương mại Mỹ và diễn biến chính trị xoay quanh crypto là tâm điểm thị trường

GBP ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên hôm nay sau số liệu CPI Anh bất ngờ tăng cao hơn dự báo, dù đà tăng vẫn bị kìm hãm. Cả chỉ số CPI tổng thể và CPI lõi đều tăng tốc trong tháng Sáu, đặc biệt với đà tăng mạnh từ lạm phát hàng hóa. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại về tác động truyền dẫn của thuế quan và đặt ra thách thức mới đối với lộ trình chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
DXY phá vỡ mô hình nêm giảm sau khi CPI tháng 6 đúng kỳ vọng

DXY phá vỡ mô hình nêm giảm sau khi CPI tháng 6 đúng kỳ vọng

Báo cáo CPI tháng 6 đúng kỳ vọng đã kích hoạt một bước ngoặt quan trọng cho DXY, khi chỉ số này phá vỡ mô hình nêm giảm, báo hiệu triển vọng tăng giá cho đồng USD. Dù thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro phản ứng tích cực, áp lực lạm phát cốt lõi và chênh lệch lợi suất tiếp tục định hình tâm lý thận trọng. Với các yếu tố vĩ mô như thuế quan và chính sách tài khóa đang làm phức tạp tình hình kinh tế, Fed có thể sẽ trì hoãn các động thái nới lỏng, khiến thị trường ngoại hối tiếp tục biến động trong thời gian tới.
Thị trường châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc, vàng phục hồi khi USD suy yếu; EUR/USD chuẩn bị đảo chiều

Thị trường châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc, vàng phục hồi khi USD suy yếu; EUR/USD chuẩn bị đảo chiều

Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng nhẹ vào thứ Hai, ngày 14 tháng 7. S&P 500 tăng 0.1%, trong khi Nasdaq 100 nhích lên 0.3%, khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm công bố dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ và loạt báo cáo thu nhập quý II từ các ngân hàng lớn bao gồm JPMorgan, Citigroup, Wells Fargo và BlackRock.
Thị trường trái phiếu báo hiệu rủi ro tăng cao tại Nhật Bản, nhưng JPY không được hưởng lợi từ lợi suất leo thang

Thị trường trái phiếu báo hiệu rủi ro tăng cao tại Nhật Bản, nhưng JPY không được hưởng lợi từ lợi suất leo thang

Thị trường tài chính châu Á đang chịu áp lực khi lợi suất trái phiếu Nhật Bản tăng mạnh trước thềm bầu cử Thượng viện, phản ánh lo ngại về sự bất ổn chính trị và nguy cơ bùng nổ chi tiêu công, trong khi đồng Yên vẫn không được hưởng lợi. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, dữ liệu tiêu dùng suy yếu, còn tâm lý người tiêu dùng Úc tiếp tục ảm đạm do lãi suất cao, khiến kỳ vọng cắt giảm lãi suất dâng cao. Trên thị trường tiền tệ, các đồng tiền rủi ro suy yếu, trong khi CHF và USD giữ vững vị trí, với EUR/GBP tiếp tục duy trì xu hướng tăng ngắn hạn.
Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc và Singapore; HĐTL chứng khoán Mỹ giảm do đe dọa thuế quan EU của Trump, Vàng lấy lại sức mạnh

Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc và Singapore; HĐTL chứng khoán Mỹ giảm do đe dọa thuế quan EU của Trump, Vàng lấy lại sức mạnh

Các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ tiếp tục chịu áp lực từ phiên giảm điểm cuối tuần trước, kéo dài sang phiên giao dịch châu Á hôm nay. HĐTL S&P 500 và Nasdaq 100 E-mini giảm 0.5%, chịu ảnh hưởng từ những lo ngại xoay quanh chính sách thuế quan mới. Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ leo thang căng thẳng khi đe dọa áp thuế 30% lên Liên minh châu Âu—mức tăng đáng kể so với mức đề xuất 20% hồi tháng Tư, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại cải thiện trước hạn chót ngày 1 tháng 8.
EUR trụ vững trên 1.1670 khi EU tạm dừng đáp trả đòn thuế quan 30% của Trump

EUR trụ vững trên 1.1670 khi EU tạm dừng đáp trả đòn thuế quan 30% của Trump

Khẩu vị rủi ro suy giảm nhẹ trong phiên châu Á vào phiên thứ Hai, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 30% lên hàng nhập khẩu từ EU và Mexico, bắt đầu từ ngày 1/8. Dù hợp đồng tương lai của Mỹ giảm điểm, thị trường chứng khoán châu Á phản ứng khá dè dặt, phần lớn đang đánh giá động thái này trong bối cảnh EU vẫn duy trì việc tạm ngưng các biện pháp trả đũa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ