Fed dự kiến có thể nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2025!

Fed dự kiến có thể nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2025!

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

07:57 18/02/2025

Thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller nhận định các số liệu kinh tế gần đây ủng hộ việc duy trì lãi suất hiện tại, song nếu lạm phát diễn biến tương tự năm 2024, Fed có thể xem xét nối lại quá trình cắt giảm lãi suất "trong năm nay."

"Nếu sự chững lại trong mùa đông chỉ mang tính nhất thời như năm ngoái, việc nới lỏng chính sách tiền tệ thêm sẽ là phù hợp," Waller chia sẻ trong bài phát biểu dự kiến tại Sydney vào thứ Ba. "Tuy nhiên, cho đến khi có thêm dấu hiệu rõ ràng, tôi cho rằng nên duy trì lãi suất chính sách ở mức như hiện tại."

Sau khi hạ lãi suất một điểm phần trăm trong những tháng cuối năm 2024, Fed đã giữ nguyên ngưỡng này tại cuộc họp chính sách tháng 1. Quyết định thận trọng này được chứng minh là sáng suốt khi số liệu mới nhất cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0.5% trong tháng 1 - cao nhất kể từ tháng 8/2023.

Waller đánh giá các số liệu công bố tuần trước là "không như kỳ vọng", nhưng nhấn mạnh rằng dự báo về chỉ số lạm phát trọng yếu của Fed - chỉ số PCE - cho thấy triển vọng khả quan hơn.

Theo ước tính được ông trích dẫn, chỉ số PCE lõi (loại trừ thực phẩm và năng lượng) có thể tăng khoảng 0.25% trong tháng 1, tương đương mức tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng quan điểm với một quan chức Fed khác, Waller bày tỏ hoài nghi về tính chính xác trong điều chỉnh yếu tố mùa vụ của số liệu CPI.

"Những năm gần đây cho thấy một xu hướng chỉ số lạm phát thường cao hơn vào đầu năm," Waller nhận xét. "Điều này đặt ra câu hỏi về “tính mùa vụ còn sót lại” trong dữ liệu lạm phát, nghĩa là các nhà thống kê có thể chưa điều chỉnh đầy đủ cho những biến động mùa vụ rõ ràng trong một số thành phần giá."

Cục Thống kê Lao động (BLS) thường loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố mùa vụ - như chu kỳ khí hậu, sản xuất hay điều chỉnh giá định kỳ - để đảm bảo việc so sánh lạm phát giữa các tháng có ý nghĩa thống kê.

Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker cũng thể hiện quan ngại tương tự vào thứ Hai.

"Trong thập kỷ qua, lạm phát CPI tháng 1 đã vượt dự báo 9/10 lần," Harker nói. "Theo quan sát của tôi, các điều chỉnh theo mùa đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp nhịp độ biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế, và chúng ta cần tách biệt xu hướng cơ bản khỏi những biến động ngắn hạn."

Waller cho biết sẽ tiếp tục theo dõi dữ liệu trước khi xác định liệu yếu tố mùa vụ còn sót lại hay "một nguyên nhân khác" là động lực chính đằng sau mức tăng cao gần đây.

"Dù trong kịch bản nào, dữ liệu hiện tại không ủng hộ việc giảm lãi suất chính sách," ông khẳng định. "Tuy nhiên, nếu diễn biến năm 2025 tương tự 2024, việc cắt giảm lãi suất sẽ phù hợp tại một thời điểm trong năm nay."

Rủi ro trì trệ chính sách tiền tệ

Thống đốc Fed đánh giá tổng thể nền kinh tế vẫn vững mạnh, với thị trường lao động đang ở "trạng thái cân bằng lý tưởng."

Waller thừa nhận các chính sách của chính quyền Trump mới đã tạo ra một số bất định, nhưng cảnh báo không nên để điều này cản trở phản ứng chính sách của Fed trước dữ liệu kinh tế.

"Chúng ta cần hành động dựa trên số liệu thực tế ngay cả khi đối mặt với bất định lớn về triển vọng kinh tế," ông nhấn mạnh. "Chờ đợi sự bất định tan biến sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt chính sách."

Ông cũng tái khẳng định kỳ vọng rằng thuế quan từ chính quyền mới sẽ "chỉ tác động khiêm tốn và tạm thời đến mặt bằng giá."

Mặc dù thừa nhận tác động của chúng có thể vượt dự kiến, ông bổ sung rằng "các chính sách khác đang được thảo luận có thể tác động tích cực đến nguồn cung và tạo áp lực giảm lạm phát."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh thế giới bước vào một giai đoạn bất ổn kéo dài cả về địa chính trị lẫn kinh tế vĩ mô, Quỹ đầu tư quốc gia của Australia – Future Fund – đang chủ động điều chỉnh chiến lược để đối phó với môi trường lạm phát và lợi suất trái phiếu được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump

Chỉ số S&P 500 giảm điểm, kết thúc chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm, khi nhà đầu tư đánh giá các tác động từ quyết định thuế quan mới của Tổng thống Trump và đợi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Các cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế trên các sàn giao dịch Mỹ, với lo ngại về thuế quan và tác động lên lợi nhuận doanh nghiệp.
Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh

Giữa lúc Washington liên tục gia tăng sức ép nhằm bóp nghẹt quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các dòng chip AI tiên tiến, một nghịch lý đang diễn ra âm thầm nhưng rõ ràng: những con chip bị cấm vẫn ngày ngày chảy vào các trung tâm dữ liệu phục vụ các đại gia công nghệ Trung Quốc – không phải trực tiếp từ Mỹ, mà thông qua mạng lưới trung gian tại Đông Nam Á.
Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng vị thế áp đảo này đang đứng trước nhiều thách thức – không chỉ từ bên ngoài, mà ngay chính từ trong nước Mỹ. Giáo sư Kenneth Rogoff (Đại học Harvard) nhận định: nếu các xu hướng hiện tại tiếp diễn, đồng USD có thể sẽ mất dần vai trò trung tâm toàn cầu trong vài thập kỷ tới.
Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ