Dư nợ margin của Mỹ tăng lên khi thị trường gia tăng sử dụng đòn bẩy

Dư nợ margin của Mỹ tăng lên khi thị trường gia tăng sử dụng đòn bẩy

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

19:17 10/04/2024

Trong báo cáo gần đây nhất của FINRA, dư nợ margin đã tăng lên khi các nhà đầu tư phe bò đã tăng sử dụng đòn bẩy trên thị trường chứng khoán, cho thấy các nhà đầu tư đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn trên thị trường chứng khoán.

Việc định giá trong ngắn hạn phản ánh sự lạc quan của nhà đầu tư. Nói cách khác, khi giá tăng, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy rằng việc chi trả một số tiền lớn hơn cho cổ phiếu đó là hợp lý. Các hệ số định giá cũng là một thước đo tốt về tâm lý nhà đầu tư. Số liệu này có mối tương quan mạnh mẽ với chỉ số niềm tin tiêu dùng và và định giá của chỉ số S&P 500 theo từng năm.

Độ lạc quan của nhà đầu tư thường tỷ lệ thuận với định giá

Không có gì đáng ngạc nhiên khi niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện thì nhu cầu đầu tư đối với cổ phiếu cũng tăng theo. Khi thị trường chứng khoán cải thiện, nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư trở nên nhiều hơn. Điều này làm tăng nhu cầu về cổ phiếu và khi giá tăng, các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro hơn vì họ tăng sử dụng đòn bẩy.

Khi niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện, nhu cầu đầu tư đối với cổ phiếu cũng tăng theo, khiến họ tăng sử dụng đòn bẩy

Nhu cầu mua lại cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng. Khi niềm tin của các CEO được cải thiện, niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, họ cũng gia tăng nhu cầu mua lại cổ phiếu quỹ. Khi hoạt động này làm tăng giá cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ sử dụng nhiều đòn bẩy hơn và tăng rủi ro.

Niềm tin của các CEO được cải thiện giúp tăng nhu cầu mua lại cổ phiếu

Tuy nhiên, nhà đầu tư có cần phải lo ngại khi dư nợ margin tăng cao?

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của việc nợ margin tăng cao, hãy bắt đầu với tình hình hiện tại của thị trường. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các nhà đầu tư đang rất hưng phấn. Chỉ số "Fear & Greed" bên dưới đo lường vị thế trên thị trường bằng mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư cổ phiếu phải đối mặt. Hiện tại, rủi ro đang ở mức cao báo động.

Chỉ số Fear & Greed

Như Howard Marks đã nói vào tháng 12/2020: “Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội đã lấn át nỗi sợ rủi ro. Nếu mọi người chấp nhận rủi ro, họ sẽ đầu tư ồ ạt, sau cổ phiếu sẽ được định giá cao hơn và họ sẽ không còn cơ hội "mua đáy bán đỉnh". Đây là điều có thể sắp xảy ra, hiện tại khi Fed đã hạ lãi suất xuống mức 0, lợi nhuận tiềm năng thậm chí còn thấp hơn so với một năm trước. Mọi người phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn để hy vọng thu về lợi nhuận. Chúng tôi đang quay trở lại với cách tiếp cận thận trọng. Đây không phải thời điểm mà chúng ta nên mạo hiểm".

Dư nợ margin và lượng vốn đổ vào các cổ phiếu trong S&P 500

Vào năm 2021, thị trường cổ phiếu tiếp tục biến động nhẹ và giá cổ phiếu tăng cao hơn khi các nhà đầu tư vay margin nhiều hơn để theo đuổi các cổ phiếu cao hơn. Tuy nhiên dư nợ margin không phải là một chỉ báo kỹ thuật cho thị trường giao dịch, nó chỉ cho biết số lượng đầu cơ trên thị trường. Nói cách khác, nợ margin mang vai trò thúc đẩy thị trường cổ phiếu tăng cao hơn khi đòn bẩy mang lại sức mua bổ sung cho tài sản. Tuy nhiên, đòn bẩy cũng có thể khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh hơn khi người cho vay bán tài sản để trang trải hạn mức tín dụng và sẽ không quan tâm đến người đi vay.

Vấn đề là việc giảm đòn bẩy không phải do quyết định của nhà đầu tư. Quá trình đó tùy thuộc vào quyết định của các đại lý môi giới. Khi người cho vay lo sợ họ không thể thu hồi được hạn mức tín dụng, họ buộc người đi vay phải bán tài sản để trang trải nợ. Các lệnh margin call thường xảy ra đồng thời, vì giá tài sản giảm ảnh hưởng đồng thời đến tất cả những người cho vay.

Dư nợ margin từng không phải là vấn đề cho đến khi nó ảnh hưởng quá lớn. Như đã thấy, cuối cùng Howard đã đúng. Vào năm 2022, sự suy giảm đã xóa sạch tất cả lợi nhuận của năm trước và một số lợi nhuận khác sau đó.

Vậy tình trạng hiện tại là gì?

Như đã lưu ý, dư nợ margin cao hỗ trợ đà tăng của cổ phiếu khi thị trường đang tăng, các nhà đầu tư tăng sử dụng đòn bẩy để tăng sức mua. Do đó, sự gia tăng sử dụng margin gần đây không có gì đáng ngạc nhiên khi tâm lý nhà đầu tư trở nên phấn khởi hơn. Biểu đồ cho thấy mối quan hệ giữa dòng tiền tự do và vốn trong thị trường cổ phiếu.

Dòng tiền tự do và lượng vốn đổ vào các cổ phiếu trong S&P 500

Trong quá khứ, ở các thời kỳ khủng hoảng kinh tế lớn, thị trường vẫn duy trì được xu hướng tăng trưởng dài hạn, dòng tiền tự do duy trì ở mức âm. Sự phá vỡ xu hướng tăng giá và số dư tiền mặt tự do dương đều là biểu hiện của thị trường gấu năm 2000 và 2008. Với số dòng tiền tự do gần đạt mức thấp nhất mọi thời đại, thị trường có thể sẽ điều chỉnh và xảy ra đợt suy thoái tiếp theo. Tuy nhiên, nếu xu hướng tăng trưởng dài hạn chấm dứt, việc giải quyết dư nợ margin sẽ làm tăng tính nghiêm trọng của vấn đề.

Mặc dù dư nợ margin không cao như trong quá khứ, đồng thời các yếu tố chính cũng khác với năm 2021 khi Mỹ vẫn tồn tại các khoản thanh toán kích thích, lãi suất gần mức 0 và chương trình nới lỏng định lượng QE. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm tương đồng, bao gồm sự gia tăng dòng tiền tự do âm và độ lệch cực lớn so với các đường MA dài hạn.

Chỉ số S&P 500 đang chênh lệch lớn so với đường MA 24

Trong ngắn hạn, thị trường càng hồi phục thì nhà đầu tư càng muốn chấp nhận rủi ro. Với việc vay margin, khi xu hướng tăng giá chấm dứt, nó sẽ tạo ra làn sóng bán giải chấp. Vì việc vay margin phụ thuộc vào giá trị của tài sản thế chấp nên việc buộc phải bán tài sản sẽ làm giảm giá trị của chúng. Sau đó, sự sụt giảm giá trị sẽ kích hoạt thêm các lệnh margin call, dẫn đến việc bán nhiều hơn.

Dư nợ margin không hoàn toàn là một công cụ dự đoán thị trường. Tuy nhiên, chúng là một chỉ báo có giá trị về tâm lý của thị trường.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed giữ nguyên lãi suất giữa lo ngại rủi ro kinh tế gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed giữ nguyên lãi suất giữa lo ngại rủi ro kinh tế gia tăng

Cục Dự trữ Liên bang giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro kép từ lạm phát và thất nghiệp gia tăng trong bối cảnh bất ổn do chính sách của Tổng thống Trump gây ra. Chủ tịch Powell thừa nhận Fed chưa thể hành động khi chưa rõ nền kinh tế sẽ đi theo hướng nào, giữ vững lập trường "chờ và quan sát."
Chính quyền Trump sẽ hủy bỏ và thay thế các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip AI toàn cầu thời Biden
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính quyền Trump sẽ hủy bỏ và thay thế các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip AI toàn cầu thời Biden

Chính quyền Trump dự định thay thế quy định xuất khẩu chip AI thời Biden bằng một hệ thống đơn giản hơn để thúc đẩy đổi mới và bảo vệ lợi thế công nghệ của Mỹ. Quy định hiện tại phân tầng các quốc gia nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip tiên tiến, nhưng bị cho là rườm rà và khó thực thi. Phương án mới có thể chuyển sang mô hình cấp phép toàn cầu giữa các chính phủ.
Đòn bẩy 100 lần, rủi ro khổng lồ – nhưng thị trường trái phiếu vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đòn bẩy 100 lần, rủi ro khổng lồ – nhưng thị trường trái phiếu vẫn vững vàng

Dù từng bị cảnh báo là “quả bom nợ” có thể gây chấn động thị trường tài chính, chiến lược basis trade trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD vẫn đang diễn ra trong yên ả. Giữa lúc thị trường trái phiếu Mỹ trải qua nhiều biến động và lo ngại xoay quanh chính sách của Fed hay xung đột thương mại, các quỹ đầu cơ vẫn âm thầm tận dụng đòn bẩy cực lớn để kiếm lời từ những sai lệch nhỏ.
Chính quyền Trump sắp gỡ bỏ hạn chế về chip thời Biden, thiết lập khung quản lý AI mới?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Chính quyền Trump sắp gỡ bỏ hạn chế về chip thời Biden, thiết lập khung quản lý AI mới?

Theo nguồn tin nội bộ, chính quyền Trump đang tiến hành hủy bỏ các hạn chế đối với chip AI được áp dụng dưới thời Biden, trong khuôn khổ chiến lược toàn diện nhằm cải tổ quy định kiểm soát thương mại bán dẫn - những quy định đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu và chính phủ nhiều quốc gia.
Trump không nhượng bộ trong cuộc chiến thuế với Trung Quốc dù nối lại đàm phán
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump không nhượng bộ trong cuộc chiến thuế với Trung Quốc dù nối lại đàm phán

Tổng thống Trump tuyên bố không giảm thuế để kéo Trung Quốc trở lại bàn đàm phán, dù hai bên chuẩn bị gặp gỡ cấp cao tại Thụy Sĩ. Bắc Kinh bất ngờ đồng ý đối thoại mà không có nhượng bộ từ Washington, trong bối cảnh căng thẳng thương mại đe dọa tăng trưởng toàn cầu.
Tàu chở dầu ma ở Trung Quốc cho thấy các giải pháp cho giao dịch dầu Iran
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàu chở dầu ma ở Trung Quốc cho thấy các giải pháp cho giao dịch dầu Iran

Bất chấp lệnh cấm và rủi ro trừng phạt, một tàu dầu Iran bị Mỹ trừng phạt đã giả danh và giao hàng tại cảng do chính phủ Sơn Đông điều hành. Động thái cho thấy Iran và các nhà máy lọc dầu Trung Quốc vẫn nỗ lực duy trì dòng chảy dầu bất hợp pháp giữa áp lực từ Washington và Bắc Kinh. Các hình thức lách luật ngày càng tinh vi, trong đó tàu ma đang đóng vai trò trung tâm.
Stablecoin và câu hỏi pháp lý: Có nên xem như tiền tệ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Stablecoin và câu hỏi pháp lý: Có nên xem như tiền tệ?

Một trong những nền tảng pháp lý quan trọng nhất trong lịch sử tài chính hiện đại bắt nguồn từ một vụ án ở Anh vào năm 1758, khi một tờ tiền bị đánh cắp được sử dụng để thanh toán tại một quán trọ. Tòa án tối cao thời đó phán quyết người nhận tờ tiền là chủ sở hữu hợp pháp, tạo tiền lệ cho việc công nhận tiền giấy là phương tiện thanh toán hợp pháp, bất kể lịch sử sở hữu trước đó.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ